Bảo Lâm (Cao Bằng): Đổi thay từ những công trình

Diendandoanhnghiep.vn Được sự quan tâm của Nhà nước, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã lựa chọn đầu tư các công trình hạ tầng đúng trọng tâm, trọng điểm, tạo động lực cho kinh tế phát triển.

>> Cao Bằng: Xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp theo vùng kinh tế

>> Sớm triển khai 2 dự án cao tốc nối Cao Bằng, Lạng Sơn với mạng lưới đường bộ cao tốc quốc gia

Cách trung tâm huyện gần 60Km, xã Yên Thổ được biết đến là vùng đất khó khăn nhất của huyện Bảo Lâm với những tuyến đường đèo dốc, quanh co, người dân nơi đây sinh sống gần như biệt lập với bên ngoài bởi những dãy núi đá cao sừng sững. Mọi đồ dùng sinh hoạt của người dân như ti vi, quạt điện, nước sinh hoạt... gần như là thư xa xỉ...

Đầu từ đúng trọng tâm, trọng điểm

Nhờ sự quan tâm của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền huyện Bảo Lâm đã linh hoạt trong sử dụng các nguồn vốn như các chương trình, dự án hỗ trợ chính sách dân tộc, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên thoát nghèo, tạo bước chuyển mới trong phát triển kinh tế.

Chỉ sau 5 năm, vùng đất nổi tiếng nghèo khó miền Tây huyện Bảo Lâm đã có những thay đổi, ấn tượng nhất là những thửa ruộng bậc thang, những vườn cây keo xanh ngút ngàn bên những con đường đèo dốc toàn những đá hộc chơn trượt, vào mỗi mùa mưa đã cản trở bước chân người, giờ đã được thay bằng những con đường trải nhựa, bê tông phẳng lỳ uốn lượn theo những sườn núi. Là những công trình như điện, nước, trường lớp học, trạm y tế, trụ sở làm việc của đảng bộ, chính quyền các xã... từng bước được đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới ngày một khang trang, hiện đại, đang là minh chứng cho một cuộc sống mới đang hiện diện nơi vùng đất nổi tiếng nghèo khó này.

Ông Mã Gia Hãnh – Chủ tịch UBND Bảo Lâm chia sẻ, trong giai đoạn 2016 - 2021, huyện đã đầu tư hơn 986 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản. Đến nay, 100% các xã của huyện đã có đường ô tô đến trung tâm; các hoạt động văn hóa - xã hội được triển khai sâu rộng, ngày càng phát triển toàn diện. Riêng với Chương trình 135, huyện đã đầu tư hơn 846 tỷ đồng để xây dựng 112 công trình hạ tầng; 27,7 tỷ đồng để hỗ trợ sản xuất cho 3.669 hộ đồng bào nghèo...

Lễ khởi công xây dựng cầu dân sinh xóm Bản Bung, xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm

Lễ khởi công xây dựng cầu dân sinh xóm Bản Bung, xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm

Có được kết quả đó, cũng theo ông Hãnh, việc đầu tư các công trình hạ tầng trên địa bàn huyện ngoài đặc thù thời tiết, địa hình phức tạp nên xuất đầu tư thường cao hơn so với những nơi khác. Thì Bảo Lâm vẫn là huyện thuộc diện đặc biệt khó khăn của cả nước, nhu cầu đầu từ các công trình còn rất nhiều.

Trong khi, nguồn vốn hỗ trợ hàng năm của Nhà nước dù đã được quan tâm, như so với nhu cầu thực tế vẫn chưa thể đáp ứng được hết. Nên đầu tư công trình nào trước, công trình nào sau cũng phải có sự lựa chọn kỹ càng, không thể dàn trải. Tiêu chí lựa chọn ưu tiên những công trình nào thực sự cần thiết, theo nguyện vọng của đại bộ phận người dân. Như những công trình phục vụ cho các chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, công trình kiên cố hóa trường lớp học...

Trên cơ sở đó, các phòng, ban chuyên môn của huyện thực hiện khảo sát, đánh giá mức độ cần thiết của dự án để đề xuất chủ trương đầu tư sao cho phù hợp với nguồn vốn, tránh tình trạng công trình khới công kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình. Khi dự án triển khai, cán bộ Ban Quản lý dự án còn phải bám sát công trình để nếu có vướng mắc gì phải kịp thời có những giải pháp, cũng như những ý kiến đề xuất tháo gỡ khó khăn để công trình thực hiện đúng cam kết.

>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng

>> Cao Bằng nỗ lực cải thiện PCI

Động lực phát triển

Các công trình xây dựng từ bước được đầu tư đồng bộ đã góp phần tạo điều kiện cho người dân làm ăn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên chính mảnh đất quê hương mình. Người dân được tiếp cận với kiến thức mới, những mô hình làm ăn mới hiệu quả đã xuất hiện.

Đến thăm những hộ dân ở xóm Lũng Mần, xã Đức Hạnh, trước đây có nhiều hộ thuộc diện nghèo, nhưng nay số hộ thoát nghèo đã giảm đáng kể, nhiều người phấn khởi, chia sẻ: Ngày trước khổ vì sống trên núi cao thiếu nước nên trồng ngô, trồng lúa chỉ được 1 vụ trong năm... Chúng tôi được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giống cây con, nên cuộc sống bây giờ bớt khổ rồi, không còn thiếu ăn, thiếu nước như trước...

Nhờ các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, 5 năm qua, công tác xóa đói, giảm nghèo đã đạt được những kết quả tích cực. Trước đây, toàn xã có tới 80% hộ nghèo, thì nay xã không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm gần 50%, hơn 1/3 số dân trong xã được dùng điện lưới Quốc gia.

Một góc thị trấn Pác Miầu

Một góc thị trấn Pác Miầu

Không chỉ ở xã Đức Hạnh, ở xã Yên Thổ, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước. Điển hình như gia đình chị Hoàng thị Mai, ở xóm Bản Búng. Với 25 triệu đồng vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, năm 2015, chị mua 2 con bò về nuôi, đến nay, gia đình chị có đàn bò 5 con. Ngoài ra, chị còn nhận trồng và chăm sóc gần ha rừng, bình quân cho thu nhập 30 triệu đồng/năm.

Bằng các dự án hỗ trợ sản xuất, người dân Yên Thổ đang tập trung trồng lúa đặc sản Khẩu Siên Păn để sản xuất nếp cắn Yên Thế, một trong những loại gạo đặc sản nổi tiếng của huyện Bảo Lâm. Hiện có 23/36 hộ dân trong xóm tham gia trồng, với diện tích khoảng 5ha.

 Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm - Mã Gia Hãnh cho rằng, dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng đến thời điểm này, Bảo Lâm vẫn đang là huyện có số xã đặc biệt khó khăn nhiều nhất nước. Để thực sự xóa được đói, giảm được nghèo, Bảo Lâm cần nhiều hơn nữa sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng nhiều nguồn lực, chính sách ưu tiên. Với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Bảo Lâm hy vọng sẽ có động lực, mục tiêu để vươn lên phát triển kinh tế, góp phần cải thiện sinh kế, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bảo các DTTS trên địa bàn. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bảo Lâm (Cao Bằng): Đổi thay từ những công trình tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714003919 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714003919 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10