Bảo tàng báo chí và câu chuyện giữ lửa cho mai sau

Diendandoanhnghiep.vn Bảo tàng Báo chí Việt Nam ra đời hôm nay, 19/6/2020 là nơi để giữ ngọn lửa truyền thống báo chí cách mạng trường tồn.

Nghề báo là một trong những nghề mà khi ta bắt đầu đến với nghề bằng ngọn lửa đam mê, nuôi dưỡng nghề bằng ngọn lửa nhiệt huyết, khi nghỉ hưu vẫn giữ được ngọn lửa chia sẻ với các thế hệ kế thừa. Nhưng muốn có những ngọn lửa truyền thống thì phải có người giữ lửa. 

Kéo dài tuổi thọ của sản phẩm báo chí

 Nhà báo Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam, chia sẻ: “Số phận của một sản phẩm báo chí thường rất ngắn ngủi. Nhiệm vụ của Bảo tàng Báo chí là kéo dài tuổi thọ và lưu giữ để tờ báo ấy trở thành bất tử trong sự nghiệp báo chí Việt Nam".

Bảo tàng Báo chí Việt Nam là ý tưởng của nhiều người, nhiều thế hệ các nhà báo. Một trong những người đầu tiên viết và đưa vấn đề này ra công luận vào năm 1986 là nhà báo Phan Quang (lúc bấy giờ là Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam). Ông rất tâm huyết vì đến thời điểm ấy đã hội đủ những điều kiện cần và đủ để thành lập một bảo tàng về lĩnh vực báo chí.

Tháng 7-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam, trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam. Kể từ khi thành lập, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức hàng chục buổi lễ tiếp nhận hiện vật là những kỷ vật quý giá của các cơ quan báo chí và nhà báo trên khắp mọi miền Tổ quốc, điển hình có ba cuộc tiếp nhận lớn ở Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và miền Trung - Tây Nguyên (15 tỉnh tham gia).

Nb Huỳnh Dũng Nhân tặng hiện vật cho bà Trần Kim Hoa GĐ BT BC VN

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân tặng hiện vật cho bà Trần Kim Hoa - GĐ Bảo tàng Báo chí VN

Hiện vật làm nên Bảo tàng và nuôi dưỡng sức sống của bảo tàng trong đời sống xã hội. Điều khó khăn nhất của người làm Bảo tàng báo chí là tạo ra được mạch dẫn và sự kết nối giữa người hiến tặng hiện vật và nơi nhận hiện vật. Quy luật cung cầu là vậy, hai bên phải tìm được nhau và đến với nhau. Hiện vật trong bảo tàng sẽ vô tri vô giác nếu không có câu chuyện sinh động để kể cho các thế hệ mai sau biết những ý nghĩa vô giá của nó.

Đó cũng là bài học nhập môn của người làm Bảo tàng Báo chí khi bắt tay làm sưu tầm hiện vật phục vụ trưng bày. Phải hướng tới hiện vật, nghiên cứu, tiếp cận và khai thác được hiện vật một cách hiệu quả nhất. Có được hiện vật là quý, nhưng tiếp theo phải hiểu được hiện vật, khai thác và tìm được chỗ đặt hiện vật “đắc địa” nhất, từ đó mới có thể “kể” được cho công chúng hôm nay những câu chuyện nghề báo hấp dẫn, sống động vốn dĩ đã thuộc về lịch sử…

Những bài học không chỉ thuộc về lịch sử

Theo nhà báo Trần Kim Hoa, từ năm 2017 đến nay, Bảo tàng báo chí Việt Nam đã thu nhận được hơn 20.000 hiện vật, trong đó đa phần là hiện vật gốc.

Sau gần 5 năm triển khai, Bảo tàng Báo chí sẽ tổ chức lễ khánh thành vào ngày 19-6 năm nay, với nội dung trưng bày tốt, hấp dẫn, thu hút được công chúng trong và ngoài nước. Công chúng đến với Bảo tàng sẽ có cơ hội nhìn thấy rõ hơn chân dung những thế hệ người làm báo, những sản phẩm báo chí, những buồn vui được mất và đặc biệt là những thành tựu báo chí gắn liền với bàn tay, khối óc Việt trong suốt hơn 150 năm kể từ khi tờ báo tiếng Việt đầu tiên được xuất bản tại Sài Gòn năm 1865 đến nay.

Theo nhà báo Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí, có rất nhiều những câu chuyện đáng nhớ và cảm động, như Nhà báo Trần Thanh Phương, một kỷ lục gia về sưu tầm, nhà sưu tầm báo chí lớn ở Sài Gòn, cả cuộc đời ông ki cóp gìn giữ từng tờ báo, đến một ngày trao lại cho Bảo tàng bảo quản khai thác, với đôi mắt ngấn lệ ông mong mỏi Bảo tàng Báo chí sẽ sớm ra đời để ông bà có dịp đến ngắm những tờ báo ngả màu sờn rách quý giá đặt trong tủ kính…

Có nhà báo vừa mất, gia đình tin tưởng trao cho chúng tôi những hiện vật như còn vương vấn bao nỗi niềm với nghề báo của người ra đi. Rồi hơn 500 nhà báo liệt sĩ hy sinh trong các cuộc kháng chiến, hầu hết chỉ để lại những dòng tên, rất ít người còn di ảnh…

Mọi người làm Bảo tàng Báo chí cũng nhắc đến trường hợp của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, gia đình ông có tới 9 người của 3 thế hệ từng làm báo. Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân cũng từng 3 lần thay mặt gia đình hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng báo chí.

Kỷ vật “độc nhất vô nhị” Đó là chiếc huy hiệu của Báo Nhân Dân ghi con số 11/3/1951, năm ra số báo đầu tiên, một kỷ vật khác là những trang báo đối ngoại miền Nam Việt Nam chiến đấu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt nam bằng tiếng Anh và Pháp vào những năm đầu của thập kỷ 70, ghi đậm dấu ấn cuộc đời hoạt động báo chí của ba mình là nhà báo Huỳnh Hùng Lý, trong đó có cả một bức tranh chân dung Chủ tịch Fidel Castro tặng ông khi sang Cu Ba năm 1963...

Trong một đợt phát động hiến tặng kỷ vật báo chí tại Hà Nội, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân cũng thay mặt gia đình cố nhà báo nhà nhiếp ảnh Bùi Á, phóng viên báo Nhân Dân, người chuyên chụp ảnh Bác Hồ thập niên 1960, hiến tặng bản điếu văn trong lễ truy điệu Bác Hồ khi Bác mất, viết trong nhà lao Non Nước (Đà Nẵng) khi nhà báo Bùi Á bị địch cầm tù tại đây.

Còn TTX Việt Nam - Một đơn vị báo chí có tới 250 liệt sĩ nhà báo, chiếm một nửa tổng số liệt sĩ nhà báo cả nước, mới đây cũng đã tổ chức lễ trao tặng hiện vật là những hiện vật vô giá của tập thể và cá nhân các nhà báo.

Trong đó mỗi hiện vật là một câu chuyện xúc động cho thấy một lịch sử hào hùng của những cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên của TTXVN kể từ khi thành lập vào năm 1945. Đó là các sắc lệnh truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cho nhà báo-liệt sỹ Trần Kim Xuyến, bộ máy thu phát tin của Thông tấn xã Giải phóng trong chiến trường miền Nam. Lá cờ Tổ quốc trên chiếc tàu kiểm ngư từng đụng độ trong vụ giàn khoan HD-981, tặng cho đoàn nhà báo TTXVN, máy thu tin do các kỹ sư TTXVN chế tạo, được coi là hiện đại bậc nhất ở Việt Nam những năm 90...

Và còn hàng ngàn hiện vật đầy kỷ niệm thiêng liêng như thế còn chưa được biết đến đang còn ẩn chứa trong kho tàng thời gian và ký ức mỗi người.

Những hiện vật một thời tác nghiệp của các nhà báo tưởng chừng đã chìm khuất vào thời gian đang vùn vụt trôi nhanh về phía trước, nay bỗng hiện về lung linh trong mỗi ký ức của lịch sử. Tất cả đều hiện diện ở Bảo tàng như để nói lên một điều thiêng liêng nhất: Không ai và không điều gì có thể bị lãng quên, nhất là đối với lực lượng báo chí cách mạng được coi là những chứng nhân, những thư ký của thời đại lịch sử mà dân tộc Việt Nam vừa trải qua một cách hào hùng nhất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bảo tàng báo chí và câu chuyện giữ lửa cho mai sau tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714078378 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714078378 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10