Các thử thách để phát triển hệ sinh thái trong sân chơi ứng dụng gọi xe chắc chắn không hề dễ dàng với Go-Việt.
Điều đó như barie chặn bước tiến của Lê Diệp Kiều Trang - cựu sếp lớn của facebook Việt Nam.
Để có thể cạnh tranh sòng phẳng với Grab và để tranh thủ sự ủng hộ của pháp luật, Go-Việt hiện đang cần nhiều chiến lược đột phá hơn là chỉ “đốt tiền” - nhất là khi họ không “rủng rỉnh” bằng Grab.
"Nữ tướng" trong ngành công nghệ
Từ McKinsey, Misfit đến Facebook, Lê Diệp Kiều Trang, cựu sinh viên Đại học Oxford đã và đang thu hút sự chú ý của giới doanh nhân quan tâm lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam khi đảm nhiệm ghế CEO Go-Việt
Lê Diệp Kiều Trang sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh, thuộc thế hệ 8x, cũng là cô gái sở hữu bảng vàng các thành tích trong học tập và từng là học sinh nổi tiếng nhất chuyên Lê Hồng Phong ở Tp HCM. Năm 1998, Kiều Trang nhận học bổng học dự bị đại học 2 năm tại Anh và năm 2000 giành học bổng của Đại học Oxford.
Tốt nghiệp Oxford, Kiều Trang trở về nước và làm việc cho Ngân hàng HSBC. Sau khi kết hôn, chị theo chồng định cư tại Boston (Mỹ) song không tìm được công việc tốt, nên ở nhà nội trợ. Trong thời gian đó, Kiều Trang nhận ra tiềm năng phát triển lĩnh vực công nghệ và quyết định theo học thạc sĩ kinh doanh (MBA) về công nghệ tại Đại học MIT.
Cô gái sở hữu 2 bằng Đại với vị trí thủ khoa Trường Quản trị Sloan của MIT ngay khi ra trường đã ấp ủ ý định khởi nghiệp. Tuy nhiên, chị đã chọn lời mời về đầu quân cho McKinsey và có lẽ đây là quyết định sáng suốt bởi môi trường công việc cho chị những kinh nghiệm tốt nhất trước khi “ra riêng”. Misfit - start-up chuyên về các thiết bị đeo theo dõi sức khỏe và đo mức vận động của cơ thể đã được Lê Diệp Kiều Trang cùng chồng là Sonny Vũ cho ra đời trong thời gian này.
Khi Misfit được phát triển một thời gian, Kiều Trang quyết định dừng công việc tại McKinsey để hợp sức cùng chồng đưa dự án này trở thành một start up lớn mạnh. Vốn đầu tư đổ vào Misfit vài năm sau đã khẳng định thành công của Kiều Trang ở vị trí sếp nữ tại dự án công nghệ đầu tay này.
Đến năm 2015, Misfit bất ngờ được bán lại cho Tập đoàn Đồng hồ Fossil Group (Mỹ) với giá 260 triệu USD và Kiều Trang tiếp tục đảm nhận vị trí Tổng giám đốc tại Fossil Việt Nam. Nhiều người dự đoán Kiều Trang sẽ không “ngồi” ghế này quá lâu bởi những ấp ủ và khát vọng trong lĩnh vực công nghệ của cô gái Việt Nam ấy quá mãnh liệt.
Quả nhân, đầu quân cho Facebook Việt Nam và đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành tại thị trường Việt Nam, cảm nhận của giới chuyên môn về việc Kiều Trang sẽ “về gần” với thị trường quê nhà hơn, đã như được đoán trước.
"Đủ đà" để tăng tốc Go - Việt?
Công bằng mà nói, vị trí Giám đốc Điều hành Facebook Việt Nam của Lê Diệp Kiều Trang không thực sự để lại nhiều dấu ấn đối với cộng đồng mạng xã hội, dù đây là mạng được đông đảo người Việt chọn sử dụng nhiều nhất.
Cảm giác “bước chuyển” của Trang ở vị trí này càng rõ khi bất ngờ, cô gái vàng của làng công nghệ nhận lời đảm nhiệm vị trí CEO của Go-Việt. Một vị trí tại chiếc ghế quá nóng nhưng có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng khi với đặc thù có nguồn gốc phát triển từ Go-Jek ở
Indonesia, Go-Việt gần gũi với hệ thống giao thông chủ yếu bằng phương tiện xe máy tại Việt Nam và phổ biến hơn ở bất kỳ quốc gia nào.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 07/04/2019
11:54, 10/09/2019
03:17, 08/09/2019
Theo CEO Go - Viet chia sẻ, thành công của Go - Jek (công ty mẹ của Go - Viet) ở thị trường quê nhà Indonesia là nhờ tập trung vào những nhóm lao động thu nhập thấp và những người buôn bán nhỏ lẻ. Go - Jek xoay quanh mảng xe máy chứ không phải xe hơi như những dịch vụ gọi xe khác và phát triển các mảng dịch vụ phát sinh. Và đây cũng sẽ là thứ
phương tiện để Go -Việt len lỏi vào các ngách ngách những phân khúc thị trường đã và đang còn tiềm năng trưởng, hứa hẹn thiết lập 1 hệ sinh thái rộng mở nhất. Go-Food hiện có thể xem là mảng nổi bật nhất mà Go-Việt trong chiến lược của mình và ngay trong thời Lê Diệp Kiều Trang bắt tay điều hành, đã bùng nổ, cạnh tranh khốc liệt cùng Grab.
Trong tương lai, nếu Go-Việt đủ tiềm lực và sức mạnh để đi dài hơi và phát triển được Go - shopping (đi chợ giúp người dân) cùng các dịch vụ đi kèm khác như Go -Beauty, Go - Massage, Go – Clean như Go-Jek thực hiện được ở Indonesia, đây sẽ còn một hệ sinh thái tích lũy big data và mạng lưới dịch vụ nhanh chóng nhất để Go-Việt thực sự “Let’s Go” – Đi tới tận cùng và ra ngoài quy mô kinh doanh ứng dụng gọi xe thuần túy. Đa dịch vụ, hệ sinh thái khép kín đã và đang là giấc mơ mà Lê Diệp Kiều Trang dệt tại Go-Việt.
Nhưng tương tự như Go-Việt, Grab hay Be cũng đã và đang mở rộng, đánh mạnh “trên mọi mặt trận” để chiếm lĩnh và tạo lập một hệ sinh thái rộng - Tiến tới cung cấp các dịch vụ “N In1” bao gồm tài chính – thanh toán trên một App duy nhất.
Lê Diệp Kiều Trang theo đó, sẽ không chỉ phải hóa giải bài toán thách thức của thị trường ứng dụng đang gọi xe có dấu hiệu bão hòa, mà phải vượt qua nhiều CEO quyền lực cả về nguồn vốn và mạng lưới, đối tác trong hệ thống, để biến Go-Việt trở thành một start-up dẫn đầu.
Liệu CEO mới của Go-Việt có thể giải quyết được bài toán khó này chăng?