Bất cập gói hỗ trợ đợt 3 tại TP HCM

Diendandoanhnghiep.vn Thất nghiệp, mất việc, doanh nghiệp không đóng BHTN cho người lao động… do bị ảnh hưởng từ dịch bệnh COVOD-19, nhưng không được hỗ trợ là thực tế tại TPHCM, đang được dư luận quan tâm.

Đã có tiêu chí xét duyệt...

Theo công văn 3181/2021 của UBND TP HCM về việc triển khai gói hỗ trợ đợt 3, thì UBND các phường, xã, thị trấn là đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai công tác chăm lo đợt 3; ghi rõ nội dung hỗ trợ, phương pháp, cách thức hỗ trợ; tiến độ triển khai hỗ trợ; đối tượng ưu tiên chi hỗ trợ trước.

Đồng thời, tổ chức công khai, minh bạch danh sách tại địa phương và trên hệ thống quản lý an sinh xã hội; trong đó, ưu tiên giải quyết trước và sớm cho đối tượng bổ sung phát sinh của đợt 3, những người đang sống trong các khu nhà trọ, khu lưu trú, khu lao động nghèo.

Theo công văn 3181/2021 của UBND TP HCM về việc triển khai gói hỗ trợ đợt 3, thì UBND các phường, xã, thị trấn là đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai công tác chăm lo đợt 3; ghi rõ nội dung hỗ trợ, phương pháp, cách thức hỗ trợ; tiến độ triển khai hỗ trợ; đối tượng ưu tiên chi hỗ trợ trước

Theo công văn 3181/2021 của UBND TP HCM về việc triển khai gói hỗ trợ đợt 3: UBND các phường, xã, thị trấn là đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai công tác chăm lo đợt 3; ghi rõ nội dung hỗ trợ, phương pháp, cách thức hỗ trợ; tiến độ triển khai hỗ trợ; đối tượng ưu tiên chi hỗ trợ trước

Ngoài ra, theo công văn 31453/2021 hướng dẫn triển khai gói hỗ trợ COVID-19 đợt 3 của Sở LĐ-TB-XH TP HCM, có quy định rõ về cách thức rà soát, xét duyệt danh sách hỗ trợ. Thế nhưng, vì sao người dân vẫn phản ánh về việc bị bỏi sót, không thể tiếp cận gói hỗ trợ đợt 3 đang để lại nhiều ý kiến trái chiều.

Đáng chú ý, theo quy định tại công văn số 31453/2021 của Sở LĐ-TB-XH TP HCM về việc hướng dẫn triển khai gói hỗ trợ COVID-19 đợt 3 bao gồm 3 bước, cụ thể:

Bước 1, khu phố, ấp thành lập tổ công tác để thực hiện chính sách hỗ trợ, thành phần gồm cán bộ UBND phường, xã, thị trấn; công an khu vực; khu đội trưởng; trưởng ban điều hành khu phố, ấp; tổ trưởng tổ dân phố; đại diện MTTQ, các đoàn thể ở khu phố, ấp và các thành phần khác...

Tổ công tác có nhiệm vụ kiểm tra, rà soát, đối chiếu các tiêu chí, quy định để xác định "người có hoàn cảnh thật sự khó khăn", tổ chức bình nghị xét duyệt để thống nhất đề xuất. Sau đó, gửi biên bản họp kèm danh sách về chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn; Tổ công tác này còn có nhiệm vụ trực tiếp tiếp nhận ý kiến, giải đáp thắc mắc cho dân, tổng hợp các ý kiến báo cáo cấp ủy và chính quyền cùng cấp được xem xét giải thích, tổ chức công khai danh sách hỗ trợ (họ và tên, địa chỉ cư trú) và thực hiện hỗ trợ cho dân sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời gian sớm nhất.

Bước 2, sau khi tiếp nhận biên bản kèm danh sách của tổ công tác, chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn tổng hợp danh sách đề xuất hỗ trợ gửi về Công ty TNHH MTV phát triển công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) để rà soát, đối chiếu và lập danh sách người không hưởng lương.

Công ty QTSC sẽ tiến hành lọc, chuyển lại danh sách, lúc này UBND phường, xã, thị trấn sẽ thành lập một “hội đồng” xét duyệt, thành phần gồm: Chủ tịch và phó chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn; cán bộ phụ trách lĩnh vực lao động; trưởng công an xã; phường đội trưởng; công an khu vực; khu đội trưởng; trưởng ban điều hành khu phố; tổ trưởng tổ dân phố; MTTQ và các đoàn thể của phường, xã, thị trấn…

Hội đồng này sẽ tiến hành họp xét duyệt, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và tính chính xác của từng nhóm, tổng hợp danh sách "người có hoàn cảnh thật sự khó khăn" đủ điều kiện hỗ trợ, chốt danh sách gửi về UBND quận, huyện và TP.Thủ Đức để thẩm định, phê duyệt.

Bước 3, UBND quận, huyện và TP.Thủ Đức (TP.HCM) thẩm định, phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ; đồng thời, gửi danh sách được phê duyệt về Công ty QTSC để đưa lên hệ thống thông tin quản lý chi trả và chỉ đạo cấp phường, xã chi trả cho người được hỗ trợ. Những trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19, phải nêu rõ lý do để người dân được biết. Danh sách hỗ trợ bao gồm: họ và tên, địa chỉ, nơi  cư trú… Đặc biệt là phải được công khai tại địa phương bằng các cách như: niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn, khu dân cư, tổ dân phố (nếu có), trang thông tin điện tử của xã, phường, thị trấn (nếu có) để người dân tham gia giám sát, phản ánh nếu có sai sót, điều chỉnh.

… nhưng do đánh giá cảm tính

Quy định và hướng dẫn vụ thể là vậy, thế nhưng trong quá trình triển khai thực hiện lại nổi cộm nhiều hạn chế, bất cập tại các địa bàn như: thiếu chính xác về đối tượng, nhầm lẫn ngày tháng năm sinh, nơi ở… một cách bất thường. Và địa bàn quận Gò Vấp có hàng trăm trường hợp đều sinh năm (1901) là ví dụ điển hình.

Hình ảnh người dân tại một khu vực thuộc hẻm 130 đường Lê Đình Cẩn, tổ 96, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, treo băng rôn, khẩu hiệu với dòng chữ “người dân chưa nhận được tiền hỗ trợ”,

Hình ảnh người dân tại một khu vực thuộc hẻm 130 đường Lê Đình Cẩn, tổ 96, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, treo băng rôn, khẩu hiệu với dòng chữ “Đợt 1, 2, 3 chưa nhận được đồng nào”.

Chưa dừng lại ở đó, trong quá trình thực hiện xét duyệt các đối tượng còn bộc lộ nhiều hạn chế, đánh giá các đối tượng còn theo cảm tính, mắt thường mà không đi vào thực tế như: nhiều trường hợp người dân thất nghiệp, mất việc suốt 4 tháng, doanh nghiệp không đóng BHTN cho người lao động… nhưng lại bỏ qua vì cho rằng họ đang sống trong nhà cao tầng (trong khi nhà đó người lao động đang đi thuê), đã khiến nhiều người dân rơi vào hoàn cảnh khó khăn mà không biết kêu ai.

Hình ảnh người dân tại một khu vực thuộc hẻm 130 đường Lê Đình Cẩn, tổ 96, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, treo băng rôn, khẩu hiệu với dòng chữ “chưa nhận được đồng nào”, hay cháu gái tự ghi danh sách những người khó khăn gửi cho tổ dân phố, khu phố, UBND phường, nhưng không có đơn vị nào tiếp nhận là hết sức đau lòng.

Trao dổi với báo chí, cư dân tại khu vực này cho hay họ chưa nhận được tiền hỗ trợ đợt 1, đợt 2; đồng thời, gói hỗ trợ đợt 3 đã thực hiện gần xong nhưng chưa nhận được thông tin nào. Cư dân đã nhiều lần phản ánh qua các kênh thông tin như group Zalo của tổ, Tổng đài 1022... nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Người dân tại đây cũng cho rằng, trong cùng một phường nhưng tiền hỗ trợ phân bổ không đồng đều, tổ có, tổ không có và khu vực có người mất vì COVID-19, nhiều lao động nghèo nhưng lại không được xem xét, ưu tiên hỗ trợ là hết sức bất cập.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Đáng chú ý, trước những bức xúc của cử tri về những bất cập trong chi tiền hỗ trợ cho người dân khó khăn do ảnh hưởng COVID-19, báo cáo tại kỳ họp thứ 3, HĐND TP HCM khóa X sáng 18-10, bà Tô Thị Bích Châu - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM, đã phải lên tiếng vì cho rằng: Hiện nay, TP HCM đã triển khai các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua phản ảnh của cử tri và nhân dân, thực tế vẫn còn người chưa được tiếp cận các gói hỗ trợ của Chính phủ và TP HCM.

bà Tô Thị Bích Châu kiến nghị TP HCM và các cấp rà soát kỹ lại các trường hợp chưa nhận được hỗ trợ, có biện pháp giải quyết thỏa đáng, “xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm”.

Bà Tô Thị Bích Châu - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM: kiến nghị TP HCM và các cấp rà soát kỹ lại các trường hợp chưa nhận được hỗ trợ, có biện pháp giải quyết thỏa đáng, “xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm”.

Cũng theo bà Châu, việc triển khai gói hỗ trợ đợt 3 còn gặp nhiều khó khăn do ứng dụng thường xuyên bị chậm, gián đoạn; việc triển khai lập danh sách chưa đồng bộ, mẫu thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho cơ sở.

Bên cạnh đó, việc lập danh sách để cập nhật vào phần mềm còn nhiều sai sót, xử lý chậm, nên đã ảnh hưởng đến tiến độ chi hỗ trợ. Vẫn còn tình trạng lợi dụng thực hiện chính sách phòng, chống dịch để trục lợi, gây mất niềm tin trong nhân dân.

Do đó bà Tô Thị Bích Châu kiến nghị TP HCM và các cấp rà soát kỹ lại các trường hợp chưa nhận được hỗ trợ, có biện pháp giải quyết thỏa đáng, “xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm”.

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, hiện TP HCM đã lên danh sách đã qua thẩm định, phê duyệt mà các địa phương gửi về hiện nay thống kê có gần 5,7 triệu người khó khăn được nhận hỗ trợ. Từ ngày 30.9 đến nay, các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã chi hỗ trợ cho 2,6 triệu người (đạt tỷ lệ 46,7%).

Như vậy, căn cứ theo các quy định về triển khai thực hiện gói hỗ trợ đợt 3 cho người dân khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19, thì việc đảm bảo việc chi trả gói hỗ trợ đợt 3 yêu cầu phải công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không để ra các trường khiếu kiện, tập trung đông người gây mất an ninh trật tự và lây nhiễm dịch bệnh.

Thế nhưng, trên thực tế, nhiều người lao động thất nghiệp, mất việc, doanh nghiệp không đóng BHTN cho người lao động… do bị ảnh hưởng từ dịch bệnh COVOD-19, nhưng vẫn chưa nhận được hỗ trợ là thực tế đang xảy ra tại TPHCM, và đang được dự luận đặc biệt quan tâm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bất cập gói hỗ trợ đợt 3 tại TP HCM tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713569656 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713569656 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10