Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
CEO Insider bày tỏ Insider là một công ty có lợi nhuận, họ chưa muốn huy động vốn quá sớm, tuy nhiên vẫn nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư...
Tuy giai đoạn phục hồi kinh tế sau COVID-19 còn đang kéo dài với viễn cảnh không mấy lạc quan ở các nước Châu Âu, Insider vẫn gọi vốn thành công 32 triệu USD trong vòng gọi vốn Series C, nâng tổng số tiền gọi vốn lên 47 triệu USD.
Vòng huy động vốn lần này được dẫn dắt bởi nhà đầu tư Riverwood Capital và sự tham gia của Sequoia Ấn Độ, Wamda Capital và Endeavor Catalyst.
Insider có trụ sở tại Singapore, công ty lợi nhuận SaaS với hướng tiếp cận độc đáo trong lĩnh vực phối hợp trải nghiệm đa kênh.
Insider hiện là đối tác của hơn 800+ khách hàng trên toàn thế giới và tại Việt Nam như UNIQLO, Singapore Airlines, Estée Lauder, Vietnam Airlines, FPT Shop, ViettelPay, VinID với mục tiêu giúp các doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng số thông qua những tương tác và trải nghiệm khách hàng.
Hande Cilingir - CEO và Co-founder của Insider chia sẻ, đứng trên vị trí là một công ty lợi nhuận, họ chưa muốn huy động vốn quá sớm, tuy nhiên vẫn nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư.
Vốn bổ sung sẽ được sử dụng để tăng cường sức mạnh của nền tảng, đầu tư thêm các nhân sự hàng đầu vào đội ngũ nghiên cứu và phát triển của Insider cũng như tập trung phát triển các nhóm bán hàng và truyền thông.
"Chúng tôi chỉ huy động vốn khi cảm thấy rằng chúng tôi đã sẵn sàng nâng tầm doanh nghiệp lên một cấp độ hoàn toàn mới. Hoàn cảnh khó khăn sẽ khiến chúng ta sáng tạo hơn, tháo vát hơn và tích cực hơn trong việc đạt được mục tiêu của mình".
"Đến nay, chúng tôi đã tập trung vào việc dẫn đầu trong các thị trường tiềm năng cao ở phía Đông của thế giới. Chúng tôi hợp tác với các ông lớn trong ngành như Samsung, Uniqlo và Singapore Airlines tại APAC cũng như Qantas ở Úc và Marks & Spencer, Estee Lauder và Carrefour ở châu Âu. Chúng tôi dự định phát triển mạnh mẽ ở 24 quốc gia hiện tại và đã sẵn sàng thâm nhập thị trường Mỹ. Chúng tôi tin rằng các giải pháp mới của Insider chính là điểm khác biệt lớn để giải quyết các thách thức của nhà tiếp thị số", Cilingir nói thêm.
Đại dịch COVID-19 đã kéo theo sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu đối với các công ty thương mại điện tử và truyền thông trên toàn thế giới. Trong thị trường hậu Covid, các thương hiệu sẽ cần số hóa hơn bao giờ hết bởi mức tiêu thụ trực tuyến tăng lên và người mua sắm đã có thói quen mua sắm và thanh toán trực tuyến.
Anh Jack Nguyễn - Giám đốc quản lý thị trường Việt Nam, Đài Loan và Thái Lan chia sẻ: "Hầu hết các nhà tiếp thị số đều phải đối mặt cùng một vấn đề: Có quá nhiều công cụ tự nhận mình là "đa kênh" và cung cấp một "trung tâm kết nối". Thực tế, dữ liệu khách hàng được thu thập và nằm trong kho dữ liệu, các kênh bán hàng chưa được phát triển hoặc thậm chí không có sẵn, sản phẩm hỗ trợ cuối cùng thường là những giải pháp đơn lẻ thay vì một nơi kết nối các sản phẩm. Điều này tạo ra những trải nghiệm người dùng rời rạc và cản trở chỉ số ROI tăng trưởng."