Dù chưa đến kỳ ĐHĐCĐ, nhưng hàng loạt công ty bất động sản (BĐS) đã có kế hoạch huy động vốn qua kênh chứng khoán.
>>Giải bài toán tăng trưởng tín dụng cách nào?
Đòn bẩy cho huy động vốn chứng khoán của các doanh nghiệp BĐS vẫn xuất phát từ kỳ vọng kết quả kinh doanh.
Công ty CP Phát triển BĐS Phát Đạt (HoSE: PDR) công bố phương án chào bán hơn 134 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp cho cổ đông hiện hữu nhằm huy động vốn phát triển loạt dự án trọng điểm.
Với triển vọng có thể sớm mở bán dự án Khu dân cư Bắc Hà Thanh và dự án Khu phức hợp cao tầng Thuận An, theo phân tích của VPBankS, hai dự án này sẽ đóng góp từ 6.000 - 8.000 tỷ đồng doanh số bán trước, chiếm 70% doanh số bán trước dự phóng của PDR trong năm 2024. Do đó, kế hoạch chào bán cổ phiếu của PDR được xem là hấp dẫn.
Trong khi đó, Novaland cũng dự kiến sẽ có 4 đợt tăng vốn; tổng số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành gần 1,4 tỷ cổ phiếu. Vốn điều lệ của tập đoàn này sau khi tăng vốn có thể tăng lên mức hơn 33.000 tỷ đồng.
Hay như Vingroup, với quy mô dẫn đầu ngành BĐS, sẽ tiếp tục huy động ở các kênh cả tín dụng trong và ngoài nước, trái phiếu lẫn cổ phiếu…
>>Bất cập “siết” hồ sơ tín dụng
Mirae Asset Research nhận định, đối với nhóm cổ phiếu BĐS nhà ở, lợi nhuận suy giảm năm 2023 đã đẩy tỷ lệ P/E theo dữ liệu lịch sử lên giới hạn trên của độ lệch chuẩn đối với hầu hết các công ty đầu ngành. Trong đó, thu nhập và doanh thu chậm phản ánh trên báo cáo tài chính, khi phải ghi nhận bàn giao nhà từ chủ đầu tư cho người mua.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu có xu hướng chiết khấu kỳ vọng về phát triển dự án trong tương lai, cũng như nhu cầu của người mua nhà. Vì thế, bất cứ triển vọng mới, nếu xuất hiện, sẽ nhanh chóng được phản ánh vào giá cổ phiếu - một điều kiện từ sự sôi động thứ cấp sẽ tạo thuận lợi cho các kế hoạch phát hành sơ cấp.
Nhóm chuyên gia phân tích của Mirae Asset Research cũng đưa quan điểm, ở thời điểm hiện tại, nếu xảy ra sự điều chỉnh về giá cổ phiếu, quá trình này sẽ diễn ra tương đối nhanh và trong thời gian ngắn (khoảng 15–20%). Bởi vì, năm 2024 tạo tiền đề cho các nhà phát triển BĐS chuẩn bị kế hoạch cho sự phát triển trong tương lai, khi ba bộ luật quan trọng về BĐS chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Như vậy, bệ phóng cho huy động vốn chứng khoán của nhóm doanh nghiệp BĐS nhà ở, xuất phát vẫn từ kỳ vọng về kết quả kinh doanh, cơ bản đang khá triển vọng.
Có thể bạn quan tâm
Tránh “bẫy lừa” huy động vốn
03:30, 23/11/2023
Công ty khởi nghiệp lưu trữ dùng "nghệ thuật" gì để huy động vốn thành công?
09:41, 22/11/2023
Tài chính doanh nghiệp trong bối cảnh mới (kỳ 3): Các giải pháp huy động vốn hiệu quả
04:03, 17/11/2023
Ngân hàng tăng tốc phát hành trái phiếu để tăng huy động vốn
17:10, 29/10/2023
Quý III/2023, NCB đạt kết quả huy động vốn và tăng trưởng tín dụng tích cực
09:28, 23/10/2023