“Bát nháo” thị trường đồng hồ (Bài cuối): Cần chế tài đủ mạnh để “răn đe”

VINH ĐỨC 06/06/2020 06:54

Thị trường đồng hồ ngày càng “bát nháo” với diễn biến khó lường nhưng lại đang bị bỏ ngỏ. Đáng nói,chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, cũng bởi việc buôn bán, làm giả, làm nhái là siêu lợi nhuận.

hihihi

Tràn lan các loại đồng hồ bị làm giả, nhái với nhiều kiểu dáng đang được bán công khai ở khắp nơi.

Với nhiều người, đồng hồ đeo tay không chỉ để theo dõi thời gian, mà còn là thời trang, thể hiện đẳng cấp, cá tính, sở thích của người đeo. Nhưng để có một chiếc đồng hồ đúng với thương hiệu và số tiền bỏ ra là thực sự khó, vì thị trường hiện nay tràn lan các loại đồng hồ bị làm giả, nhái với nhiều kiểu dáng đang được bán công khai ở khắp nơi.

Có một thực tế là những người phân biệt được thật - giả loại sản phẩm này lại rất ít, hầu hết mọi người đều mua bằng niềm tin và thương hiệu. Tình trạng đồng hồ được làm giả ngày một tinh vi, khó phân biệt được bằng mắt thường, nhất là trước đủ kiểu chiêu trò của người bán. Hệ quả từ việc phải sử dụng những loại sản phẩm giả, nhái này cũng vô cùng nghiêm trọng, chúng đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ, thậm chí tính mạng của người tiêu dùng.

Thời gian qua, bên cạnh nhiều vụ việc đã bị bắt giữ và xử lý thì hiện vẫn còn một lượng lớn hàng giả, hàng nhái vẫn đang ngày ngày được đưa ra trên thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý mua sắm của người tiêu dùng. Nhiều chuyên gia cho rằng, cũng bởi do chế tài xử phạt chưa đủ nghiêm để răn đe.

Theo đó, luật sư Nguyễn Trọng Hiệp - Giám đốc Công ty Luật HPVN cho rằng, hiện nay thị trường đồng hồ đeo tay vô cùng “bát nháo”, việc kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng phổ biến với diễn biến phức tạp trong khi các chế tài xử lý vi phạm vẫn chưa hoàn thiện.

“Theo Nghị định 08/2013/NĐ-CP thì từ ngày 1/3/2013 các hành vi sản xuất kinh doanh hàng giả có thể bị phạt mức cao nhất là 100 triệu đồng. Tuy nhiên, đây là mức phạt chưa cao và chưa đủ sức răn đe đối với hành vi làm hàng giả vì việc làm giả, làm nhái các sản phẩm hàng hoá là siêu lợi nhuận.

Bên cạnh đó, với các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, mức xử phạt cao nhất cũng không quá 250 triệu đồng đối với giá trị hàng hóa vi phạm trên 300 triệu đồng, không có quy định về xử lý hình sự… Đây là kẽ hở khiến tình trạng vi phạm ngày càng gia tăng”, luật sư Hiệp cho biết.

hihihi

 Thực tế hiện nay, dù liên tục kiểm tra và xử lý, song nhiều bất cập về chế tài xử lý đã làm “bó tay” các lực lượng thực thi pháp luật.

Cùng quan điểm trên với luật sư Nguyễn Trọng Hiệp, tại hội thảo “Diễn đàn Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam: Thách thức và giải pháp” do Bộ Công Thương tổ chức tại Hà Nội, Thượng tá Đỗ Đức Tạo, Phó trưởng phòng 11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) cũng cho rằng, thực tế hiện nay, dù liên tục kiểm tra và xử lý, song nhiều bất cập về chế tài xử lý đã làm “bó tay” các lực lượng thực thi pháp luật.

Ông Tạo cho rằng, thông tin, sở hữu trí tuệ là lĩnh vực rất rộng, liên quan đến nhiều bộ, ngành, nhưng trên thực tế mối quan hệ phối hợp trong soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự chặt chẽ, dẫn tới nội dung quy định trong một số văn bản còn mâu thuẫn, chồng chéo gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc.

Dẫn chứng một vi phạm vừa có thể xử lý bằng biện pháp hình sự vừa có thể xử lý bằng biện pháp hành chính, song theo ông Tạo, nhiều trường hợp các cơ quan thực thi pháp luật thường chọn hình thức xử lý hành chính vì thủ tục và quy trình xử lý đơn giản hơn rất nhiều đối với thủ tục để xử lý vụ việc bằng biện pháp hình sự.

“Thực tế này gây tác động xấu đến ý thức tuân thủ pháp luật của chủ thể vi phạm pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm,” Thượng tá Đỗ Đức Tạo đã nhấn mạnh.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp về các biện pháp để xử lý vấn nạn đồng hồ giả, nhái đang “hoành hành” trên thị trường nói riêng, và việc kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, nhiều chuyên gia cũng cho rằng:

“Cần phải tăng chế tài xử lý các hành vi vi phạm, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số hành vi vi phạm, như vậy mới khiến các đối tượng “chùn bước”, không dám vi phạm hoặc tái phạm.

Về phía các doanh nghiệp, cần tăng cường áp dụng các biện pháp công nghệ kỹ thuật như ứng dụng truy xuất nguồn gốc xuất xứ, tem chống hàng giả sử dụng công nghệ mới... nhằm bảo vệ sản phẩm của chính mình”.

Cùng với những giải pháp chuyên ngành, theo các chuyên gia, việc phối hợp đồng bộ của các lực lượng như công an, hải quan, quản lý thị trường, thuế… để ngăn chặn từ biên giới đến thị trường trong nước sẽ là công cụ hữu hiệu trong công tác đấu tranh, ngăn ngừa buôn lậu và gian lận thương mại trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

  • “Bát nháo” thị trường đồng hồ (Bài 1): “Vàng thau lẫn lộn”

    “Bát nháo” thị trường đồng hồ (Bài 1): “Vàng thau lẫn lộn”

    04:30, 28/05/2020

  • “Bát nháo” thị trường đồng hồ (Bài 2): Tuyệt chiêu phù phép biến

    “Bát nháo” thị trường đồng hồ (Bài 2): Tuyệt chiêu phù phép biến "giả" thành "thật"

    11:58, 30/05/2020

  • “Bát nháo” thị trường đồng hồ (Bài 3): Nguy cơ ung thư vì hàng nhái

    “Bát nháo” thị trường đồng hồ (Bài 3): Nguy cơ ung thư vì hàng nhái

    07:50, 31/05/2020

  • "Bát nháo" dự án Ocean View Nha Trang

    06:00, 13/06/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Bát nháo” thị trường đồng hồ (Bài cuối): Cần chế tài đủ mạnh để “răn đe”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO