“Bát nháo” thị trường đồng hồ (Bài 3): Nguy cơ ung thư vì hàng nhái

Diendandoanhnghiep.vn Với việc tính toán để chi phí thấp nhất, các nhà sản xuất đã thay thép không gỉ vốn được tất cả các hãng đồng hồ nổi tiếng tin dùng bằng một thứ kim loại độc hại với con người, đó là hợp kim kẽm…

hihihii

Có trên  80% đồng hồ đeo tay tại Việt Nam là hàng giả, trong đó, có tới gần 70% có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hình ảnh số đồng hồ Casio giả bị thu giữ)

Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Văn phòng Sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu (EU), giao dịch hàng nhái trên thế giới trị giá tới 462 tỷ USD một năm và dự báo sẽ tăng lên 2,3 nghìn tỷ USD vào năm 2022.

Cũng theo một số liệu khảo sát mới đây, có trên 80% đồng hồ đeo tay tại Việt Nam là hàng giả, trong đó, có tới gần 70% có nguồn gốc từ Trung Quốc. Có thể thấy, hiện nay tình trạng hàng giả, nhái đang ở mức “báo động đỏ” và đã trở thành quốc nạn với những hệ lụy khó lường.

Nhiều câu chuyện siêu lợi nhuận "1 vốn 40... lời" tại các cơ sở đồng hồ giả đã được báo chí phanh phui trong thời gian qua, hàng loạt các cửa hàng bán đồng hồ không rõ nguồn gốc xuất xứ, giấy tờ không đầy đủ rơi vào tầm ngắm. Người theo dõi không khỏi hoang mang, các cuộc tranh luận liên tiếp nổ ra trên các diễn đàn mạng xã hội.

Anh Phạm Anh Tuấn, một  “dân chơi” đồng hồ tại Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ, đặc trưng của đồng hồ giả, nhái là giá rẻ, cũng vì muốn đưa giá thành xuống mức thấp nhất, tối đa hóa lợi nhuận nên nguyên liệu sản xuất những chiếc đồng hồ nhái cũng cực kỳ tạp nham.  

“Khi gia công những loại này dù mới nhìn đẹp như hàng chính hãng nhưng các chi tiết được làm lại rất cẩu thả. Những loại đồng này chỉ sử dụng được một thời gian ngắn sẽ có dấu hiệu ngấm nước, chạy lệch giờ, chết máy.  Đáng nói, bên cạnh việc gây thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng, nó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chính các “thượng đế” khi sử dụng", anh Tuấn cho biết thêm.

hihihi

Với chi phí sản xuất cực thấp, các nhà sản xuất đã thay thép không gỉ vốn được tất cả các hãng đồng hồ nổi tiếng tin dùng bằng một thứ kim loại độc hại - hợp kim kẽm. Loại hợp kim được sử dụng rộng rãi nhất là hỗn hợp giữa đồng, kẽm, chì và niken.

Điển hình như trường hợp của anh Lê Duy Tùng ở Gia Lâm (Hà Nội), gần đây cổ tay trái của anh bị nổi mẩn đỏ, nghĩ chỉ bị dị ứng thông thường nên anh mua thuốc ngoài da về bôi, tuy nhiên tình trạng này không những không đỡ mà còn xấu hơn với vùng mẩn đỏ lan rộng thêm gây bỏng rát. Lo lắng, anh Tùng đến khám bác sỹ da liễu thì tá hỏa khi biết “thủ phạm” chính là do chiếc đồng hồ đeo tay “chính hãng” mà anh mới mua cách đó không lâu tại một cửa hàng ở Cầu Giấy, Hà Nội.

“Mấy tháng trước, vốn thích đồng hồ, lại vừa nhận lương nên qua một cửa hàng đồng hồ tại Cầu Giấy, Hà Nội, mình chọn mua 1 chiếc chính hãng có thương hiệu Thụy Sĩ mà chỉ có hơn 10 triệu đồng.  Nhưng về sử dụng, đeo được một thời gian thì thấy đồng hồ xỉn lại không còn sáng bóng như lúc đầu, dây đeo bị lốm đốm bong lớp mạ có chỗ sần sùi ở mặt trong tiếp xúc với da. Theo bác sỹ nhận định, chính độc chất phai ra từ dây đồng hồ đã gây kích ứng và viêm da”, anh Tùng cho biết.

Trao đổi về sự nguy hiểm khi sử dụng phải đồng hồ giả, nhái, nhiều chuyên gia đã khuyến cáo rằng, với chi phí sản xuất cực thấp, các nhà sản xuất đã thay thép không gỉ vốn được tất cả các hãng đồng hồ nổi tiếng tin dùng bằng một thứ kim loại độc hại - hợp kim kẽm. Loại hợp kim được sử dụng rộng rãi nhất là hỗn hợp giữa đồng, kẽm, chì và niken.

Theo các chuyên gia, Niken khi gặp mồ hôi tay sẽ nhanh chóng bị oxy hóa và phân hủy dẫn đến da bị nổi mẩn đỏ, mụn nước. Lâu dài có thể gây viêm da. Nguy hại hơn, hàm lượng chì trong hợp kim này cao từ 1 đến 2%. Những chất này lâu ngày sẽ ngấm qua da và tích tụ trong cơ thể, gây tổn hại thần kinh, nhiễm độc gan, suy thận… Ngoài ra, trong phần lớn các loại đồng hồ giả, nhái còn sử dụng một hàm lượng chất PFCs rất cao, làm giảm chức năng miễn dịch, gián đoạn các hoạt động nội tiết và ảnh hưởng xấu đến gan của người dùng.

Mặt khác, để tạo độ bóng đẹp cho vỏ đồng hồ, người ta sử dụng cadimi. Đây là thứ kim loại cực độc, xếp thứ 7 trong 275 chất có hại cho sức khỏe. Sau 1 thời gian tiếp xúc với da và mồ hôi thường xuyên, cadimi có thể xâm nhập vào cơ thể, tích tụ ở thận và xương. Kim loại này có thể gây ung thư phổi, thủng vách ngăn mũi, làm rối loạn chức năng thận…

Chia sẻ về tình trạng dị ứng da do sử dụng trang sức kim loại, bác sĩ Nguyễn Đình Thuyên, Bệnh viện E cảnh báo, nếu người dùng có cơ địa nhạy cảm thì việc đeo chúng sẽ gây triệu chứng: da bị ngứa, khô, trở nên khó chịu và ửng đỏ hoặc xuất hiện vẩy. Tệ hơn, da có thể bị hăm, phồng rộp và đau rát. Những phản ứng này là biểu hiện của chứng viêm da tiếp xúc dị ứng.

Để tránh tiền mất tật mang, Bác sĩ Thuyên khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chọn đồng hồ nói riêng và các sản phẩm nói chung phải có giấy tờ đầy đủ chứng minh nguồn gốc, mua sản phẩm tại các đơn vị có uy tín và chất lượng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Bát nháo” thị trường đồng hồ (Bài 3): Nguy cơ ung thư vì hàng nhái tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714258697 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714258697 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10