“Bệ đỡ” những ý tưởng khởi nghiệp lớn cho nông nghiệp

Theo infonet 13/07/2020 04:04

BTC mong muốn làm sao để phát huy được nguồn lực tri thức của nhà trường cũng như kết nối là lan toả các hoạt động khởi nghiệp trên phạm vi toàn quốc.

Thông qua Chương trình “Bệ phóng khởi nghiệp năm 2020”, BTC mong muốn lựa chọn được một số ý tưởng, dự án công nghệ có tính chất liên ngành, tích hợp để giải được các bài toán lớn của nông nghiệp Việt Nam. 

Ông Phạm Đức Nghiệm, Giám đốc BQL dự án, Trung tâm đổi mới sáng tạo, ứng phó biến đổi khí hậu (VCIC)

Ông Phạm Đức Nghiệm, Giám đốc BQL dự án, Trung tâm đổi mới sáng tạo, ứng phó biến đổi khí hậu (VCIC)

Ông Phạm Đức Nghiệm, Giám đốc BQL dự án, Trung tâm đổi mới sáng tạo, ứng phó biến đổi khí hậu (VCIC) – Bộ KH & CN, đơn vị đồng hành với Chương trình “Bệ phóng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2020” do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức đã chia sẻ với phóng viên về sự kiện đáng chú ý này.

- Hiện có rất nhiều địa chỉ hỗ trợ khởi nghiệp, vì sao Trung tâm đổi mới sáng tạo, ứng phó biến đổi khí hậu (VCIC) – Bộ KH & CN lại quyết định đồng hành cùng Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Nông nghiệp, thưa ông?

Thực tế, nông nghiệp là bệ đỡ của nền kinh tế. Đặt trong khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là bối cảnh dịch COVID-19 vừa rồi càng thấy vai trò quan trọng của nền nông nghiệp đối với ổn định dân sinh cũng như xuất khẩu.

Trong 20 chuỗi ngành hàng lớn xuất khẩu của Việt Nam thì nông nghiệp đóng góp rất lớn trong đó hai ngành hàng thuỷ sản, trái cây có tốc độ tăng trưởng vài chục phần trăm.

Nông nghiệp là lĩnh vực hứa hẹn nhiều các đóng góp và dư địa cho hoạt động đổi mới sáng tạo. Chính vì thế, khi hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn sẽ phát huy được thế mạnh lợi thế của nước ta. Đó là lợi thế về môi trường, lợi thế về sinh học đặc biệt lợi thế về kinh nghiệm, tập quán và sản xuất của người dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đơn vị đầu ngành trong hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo với đội ngũ chuyên gia, giáo sư, các chuyên gia về KHCN rất đông đảo. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác nghiên cứu KHCN như các phòng thí nghiệm trọng điểm trong lĩnh vực y sinh, vắc xin… được nhà trường đầu tư đồng bộ.

Chính vì thế, chúng tôi quan niệm đây là đầu tàu tri thức cho phát triển ngành nông nghiệp của cả nước. Thực tế là thời gian vừa qua thông qua các chương trình của Bộ có rất nhiều hoạt động phối hợp, hợp tác với Học viện Nông nghiệp.

Trong khi đó, năm 2020 là năm bản lề cho khởi nghiệp chuẩn bị bước vào giai đoạn mới 2021- 2030. Thực tế chúng tôi cũng đã hỗ trợ rất nhiều các dự án khởi nghiệp trên cả nước và nhu cầu của các doanh nghiệp đấy họ cần chuyên gia, cần kinh phí hỗ trợ đặc biệt cần thị trường cũng như cần các hỗ trợ làm sao để họ hoàn thiện sản phẩm, kết nối được các sản phẩm ra thị trường cũng như lựa chọn được kênh phân phối bán hàng hay đối tác tiềm năng để cùng phát triển. Học viện Nông nghiệp có rất nhiều tiềm năng, lợi thế trong lĩnh vực này do đó chúng tôi đồng hành cùng học viện trong Chương trình.

- Bộ KHCN nói chung và Trung tâm đổi mới sáng tạo, ứng phó biến đổi khí hậu (VCIC) sẽ chịu trách nhiệm gì trong suốt Chương trình?

Bộ KHCN, Trung tâm đổi mới sáng tạo, ứng phó biến đổi khí hậu (VCIC) sẽ chịu trách nhiệm kết nối các nguồn lực, đặc biệt nguồn lực quốc gia, kết nối các dự án được tham gia chương trình “Bệ phóng khởi nghiệp về nông nghiệp” vào với chương trình quốc gia hỗ trợ khởi nghiệp cũng như là vào các hoạt động chung kết chương trình Khởi nghiệp quốc gia dự kiến vào ngày 27- 30/11 năm nay tại Hà Nội.

Mục tiêu của BTC chúng tôi là làm sao để phát huy được nguồn lực tri thức của nhà trường cũng như kết nối là lan toả các hoạt động khởi nghiệp trên phạm vi toàn quốc.

Chúng tôi cũng mong muốn kế thừa các kết quả của những năm trước cuộc thi năm nay sẽ có hoạt động mạnh hơn, đặc biệt trong hợp tác quốc tế. Hiện tại, chúng tôi cũng đang kết nối các hoạt động hôm nay với các hoạt động quốc tế.

Mặc dù năm nay bị giới hạn bởi dịch COVID-19 nhưng chúng ta có những con đường khác như các toạ đàm online. Theo đó, trong chuỗi các sự kiện của ngày hội khởi nghiệp của Học viện Nông nghiệp này chúng tôi dự kiến sẽ bố trí phối hợp một số diễn đàn online đặc biệt các hoạt động kết nối các nguồn lực tri thức, chuyên gia, phòng thí nghiệm của Học viện Nông nghiệp với các bạn trẻ có dự án khởi nghiệp nông nghiệp.

Khi đặt nhiều tâm huyết cho Chương trình, chắc chắn cá nhân ông cũng như Trung tâm cũng kỳ vọng gặt hái được nhiều kết quả…

Chúng tôi mong muốn năm nay sẽ lựa chọn được một số ý tưởng, dự án công nghệ có tính chất liên ngành, tích hợp để giải được các bài toán lớn của nông nghiệp Việt Nam, ví dụ như việc làm sao để số hoá các tài nguyên nông nghiệp.

Rõ ràng chúng ta muốn phát triển chuỗi hàng hoá lớn, sản xuất lớn thì các tài nguyên phải được số hoá. Trên cơ sở số hoá đó mới có điều kiện để kết nối với thị trường quốc tế.

Thứ hai, bên cạnh việc số hoá thì có rất nhiều các tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt tiềm năng trong lĩnh vực sinh học, vi sinh cần được khai thác. Chúng tôi ví vi sinh, sinh học của Việt Nam như một mỏ vàng. Lý do là bởi chúng ta nằm ở hai trục sông lớn Sông Hồng và sông Mê Kong – lượng vi sinh vật rất lớn. Đặc biệt có những vi sinh vật rất quý khi ứng dụng vào thực tiễn thì giá trị đem lại gấp hàng nghìn hàng triệu lần.

Tuy nhiên trên thực tế, chúng ta chưa có kế hoạch cũng như hành động cụ thể để tập trung khai thác, bản địa hoá các nguồn tài nguyên này đặc biệt là thương mại hoá các kết quả này ra thị trường.

Đây là những tiềm năng về mặt ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn rất lớn. Chúng tôi hy vọng hai lĩnh vực số hoá và công nghệ sinh học, vi sinh là những lĩnh vực sẽ có những dự án tiêu biểu trong năm nay và đấy cũng là con đường, là chìa khoá để giải quyết bài toán lớn về nông nghiệp của Việt Nam.

- Sau Chương trình “Bệ phóng khởi nghiệp”, Trung tâm tiếp tục đồng hành hỗ trợ Học viện cũng như dự án như thế nào, thưa ông?

Chúng tôi mong muốn thông qua Chương trình “Bệ phóng khởi nghiệp” phát hiện tìm kiếm các dự án khởi nghiệp trên cơ sở đó kết nối với đội ngũ chuyên gia của nhà trường và triển khai thương mại hoá được các công nghệ.

Quan trọng hơn, chúng tôi lựa chọn Học viện Nông nghiệp là đơn vị đầu tiên chuyển giao toàn bộ nguồn tài nguyên, tài liệu do Ngân hàng Thế giới xây dựng cho chúng tôi về hoạt động khởi nghiệp.

Từ việc lựa chọn ý tưởng, đánh giá làm thế nào để biết ý tưởng đó khả thi, cho đến việc làm thế nào để giúp đỡ các bạn dự án khởi nghiệp thành công và làm thế nào để mà kết nối, định vị được sản phẩm ấy trên thị trường rồi làm thế nào để mà lựa chọn đánh giá, tìm kiếm các đối tác để cùng đầu tư vào dự án đó cũng như là cách thức thương mại hoá, chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất cho đến rất nhiều các hoạt động khác…

Tóm lại tất cả những tài liệu cần thiết cho một dự án khởi nghiệp thành công.

Tất cả những nội dung này đã được Bộ KHCN, Ngân hàng thế giới xây dựng thành quy trình chi tiết cụ thể và được đóng gói hoàn chỉnh. Chúng tôi sẽ trao tặng bộ tài liệu tài nguyên này cho Học viện Nông nghiệp, đồng thời chúng tôi cũng cử chuyên gia đồng hành với nhà trường từ khâu lựa chọn ý tưởng cho đến khâu huấn luyện, đào tạo, phát triển từ ý tưởng ấy thành dự án cụ thể có thể kêu gọi nhà đầu tư tham gia vào.

Bên cạnh đó khi đã có dự án tốt rồi chúng tôi sẽ kết nối với các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư để làm sao bên cạnh nguồn lực của nhà nước, của Học viện thì sẽ có thêm các nguồn lực hỗ trợ để giúp các bạn biến những ý tưởng đó thành dự án cụ thể phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Quan trọng hơn nữa, chúng tôi sẽ kết nối với các tập đoàn lớn đỡ đầu từ khâu phôi thai của ý tưởng cho đến khâu ứng dụng thực tiễn. Có nghĩa là chúng tôi sẽ tìm những “ông lớn” đón nhận ý tưởng đó hỗ trợ chuyển hoá thành những sản phẩm cụ thể.

- Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Bệ đỡ” những ý tưởng khởi nghiệp lớn cho nông nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO