Bí mật đế chế thời trang kín tiếng Hermès (Phần 1)

Diendandoanhnghiep.vn Trung thành với nguồn gốc và triết lý kinh doanh hơn 2 thế kỷ qua có lẽ là yếu tố giúp Hermès luôn nằm trên đỉnh của làng thời trang cao cấp.

Mặc dù đều cùng "mâm" thương hiệu thời trang cao cấp, thế nhưng những cái tên như Gucci, Louis Vuitton hay Versace gợi liên tưởng đến sự hào nhoáng, trong khi Hermès lại là một doanh nghiệp “gia đình trị” với truyền thống thủ công từ xưa đến nay.

Nhiều người cho rằng Hermès cố ý hạn chế số lượng mỗi mẫu sản phẩm của mình để chúng trông có vẻ khan hiếm và đắt đỏ. Thế nhưng liệu có thương hiệu nào khiến người dùng chấp nhận mở ví, thậm chí ngóng trông để được mở ví như Hermès? Đó là cả một câu chuyện đằng sau đế chế thời trang này.

Khởi đầu

Cái tên Hermès ra mắt năm 1837 từ thợ đóng yên ngựa Thierry Hermès. Vào thời điểm này, ngựa là phương tiện di chuyển chính, do đó Hermès cung cấp mọi thứ liên quan, từ yên ngựa cho đến dây cương cho tầng lớp thượng lưu ở Paris - Pháp.

Tuy nhiên đầu những năm 1920, cách mạng công nghiệp cho ra đời các loại xe động cơ. Điều này gây khó khăn cho một thương hiệu gắn liền với những chiếc yên ngựa như Hermès.

Chính lúc này, Hermès và cháu của mình, Emile-Maurice, đã quyết định sản xuất thêm các sản phẩm khác bên ngoài sản phẩm ngách (yên ngựa) trước đó. Tận dụng kiến thức về nghề thủ công, Hermès đã tấn công vào trang phục, trang sức và nhiều sản phẩm khác. Dù vậy, ảnh hưởng từ những chú ngựa vẫn còn hiện hữu, mà điển hình nhất là logo hình cỗ xe ngựa Hermès khiến thế giới điên đảo ngày nay.

Hermès đã phát triển và trở thành một trong những thương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng nhất thế giới, hiện diện tại 45 quốc gia, mở 311 cửa hàng và đạt giá trị hơn 100 tỷ USD.

Mô hình kinh doanh

Tiêu chí kinh doanh của Hermès là nhân công thủ công giỏi (tương đương tiền lương cao), nguyên liệu tốt và trang trí cửa hàng sang chảnh. Do đó, giá cả Hermès chẳng hề rẻ chút nào. Nhưng Hermès chấp nhận đánh đổi và họ đã thành công.

Từ mô hình tích hợp xuyên suốt (tự thực hiện tất cả các quy trình, công việc) cho đến các sản phẩm giới hạn số lượng, Hermès có 3 yếu tố khác biệt để luôn giữ vững vị thế trên thị trường

Sản phẩm giới hạn số lượng

Đây là chiến lược phân phối nổi tiếng của Hermès. Chắc có lẽ những tín đồ thời trang đều nghe thấy những câu chuyện như Hermès chỉ sản xuất 1 - 2 chiếc túi Birkin da cá sấu bạch tạng mỗi năm, hoặc các ngôi sao phải đăng ký và chờ cả năm để sở hữu một món đồ Hermès.

Trong thế giới thời trang cao cấp, chẳng ai muốn đụng hàng. Hay nói cách khác, hàng sản xuất hàng loạt và có thể mua ở mọi nơi là điều cấm kị. Vậy nên Hermès không chạy theo doanh số, không bán cho bên thứ ba, và cũng chẳng đặt cửa hàng trong các trung tâm thương mại.

Để tạo nên sự khan hiếm hàng hóa, Hermès sẽ tổ chức sự kiện “Podium” 2 năm một lần. Tại đây, các đại diện của những cửa hàng trên toàn cầu tề tựu tại Paris để xác định họ (các cửa hàng) sẽ được độc quyền kinh doanh sản phẩm nào.

Chính vì vậy, mỗi cửa hàng đều có một sản phẩm riêng biệt. Điều này sẽ thôi thúc khách hàng mua hàng ngay tại chỗ thay vì cân nhắc và chờ đợi, vì bản thân khách hàng hiểu rằng không mua ở đây thì cũng chẳng mua được ở chỗ khác.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bí mật đế chế thời trang kín tiếng Hermès (Phần 1) tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714142028 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714142028 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10