Biển Đông trong chiến lược Quy hoạch điện VIII

THANH BÌNH 21/05/2023 05:00

Việt Nam kiên quyết bác bỏ bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, không xem đó là cơ sở để hợp tác khai thác dầu khí Biển Đông.

>>Giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo trên Biển Đông

Mới đây, Chính phủ đã công bố Quy hoạch điện VIII với tổng đầu tư gần 135 tỉ USD nhằm bảo đảm an ninh năng lượng Quốc gia và khí đốt trở thành nguồn năng lượng chính trong quá trình trung hòa khí phát thải vào năm 2050.

Theo đó, tiếp tục ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo, ưu tiên phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Nguồn điện này sẽ đạt tỉ lệ khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030. Nâng lên 67,5 - 71,5% vào năm 2050.

Cũng theo Quy hoạch, Việt Nam sẽ không xây thêm nhà máy nhiệt điện sau năm 2030, loại bỏ hoàn toàn than vào năm 2050 và nguồn khí đốt trở thành nguồn chính. Đồng thời, tỉ trọng nguồn điện khí tăng từ 10,2% (7,08GW) năm 2020 lên 21,8% (32GW) năm 2030. Đây là nguồn ít phát thải khí nhà kính hơn, đồng thời linh hoạt hỗ trợ tốt hơn cho nguồn năng lượng tái tạo. Điện sản xuất từ nguồn điện khí tăng tỷ trọng, năm 2020 từ 12,5% lên tới 25,5% vào năm 2030.

ff

Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm 33 triệu tấn dầu từ các lô ngoài khơi và hiện kiểm soát một trữ lượng khoảng 4,4 tỉ tấn dầu thô và khí đốt. 

Sự linh hoạt về công suất của điện khí hết sức cần thiết trong bối cảnh tỷ lệ công suất điện năng lượng tái tạo gia tăng. Tuy nhiên, giá điện khí LNG khá cao và phụ thuộc vào sự biến động của thị trường thế giới. Vì vậy, Việt Nam cần có cơ sở hạ tầng để nhập khẩu và lưu trữ một lượng khí LNG đủ cho các nhà máy điện vận hành ổn định và có thể ký hợp đồng mua khí LNG dài hạn. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần có giải pháp trong đàm phán trong ký kết nhập khẩu khí LNG một cách bền vững. Bởi chỉ có hợp đồng mua dài hạn mới có thể tránh được các rủi ro về giá cả do các xung đột địa chính trị trên thế giới gây ra. 

Về trữ lượng dầu khí, Cục Khảo sát Địa chất Mỹ từng ước lượng, trữ lượng của Biển Đông là khoảng 28 tỉ thùng dầu và dĩ nhiên là nước nào cũng muốn giành phần và Trung Quốc thì đòi phần lớn nhất.

Từ lâu, Bắc Kinh vẫn tìm cách gây cản trở hoạt động thăm dò dầu khí tại những khu vực mà họ khẳng định chủ quyền. Nay với việc phát triển lực lượng hải quân và xây dựng cơ sở quân sự trên cáo đảo tranh chấp, Trung Quốc có đủ sức mạnh áp đặt quyền kiểm soát của họ tại những khu vực xa bờ hơn nữa.

>>An ninh hàng hải thế giới và khu vực Biển Đông: Bài 1 - Những thách thức

>>An ninh hàng hải thế giới và khu vực Biển Đông: Bài 2 - Giải pháp nào?

>>An ninh hàng hải thế giới và khu vực Biển Đông: Bài 3 - Khuyến nghị đối với Việt Nam

Thực tế cho thấy, trong chiến lược hướng biển của mình, Trung Quốc không ngừng gây sức ép làm Việt Nam nản lòng trong việc tự thăm dò dầu khí, kể cả trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Vì thế Bắc Kinh đã dùng cả những biện pháp đe dọa quân sự trực tiếp, gây áp lực với các công ty nước ngoài tham gia những dự án đó.  Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong phạm vi đường lưỡi bò gộp cả phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong đó có gần 70 mỏ dầu khí.

Mới đây, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc hoạt động trong vùng EEZ của Việt Nam và đã nhận được sự phản đối lập tức của Việt Nam: “Việt Nam có quan điểm nhất quán với các vụ việc xâm phạm vùng biển, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển tại Biển Đông được xác định theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982”, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định.

Còn nhớ, vào tháng 07/2019, đội tàu Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc, gồm 1 tàu khảo sát và 4 tàu hải cảnh, đã qua lại thường xuyên gần hai cụm dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gây xáo trộn hoạt động thăm dò.  Ngoài ra, một loạt các hoạt động quân sự hóa Biển Đông cũng xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động khai thác hải sản, dầu khí của Việt Nam…

Có thể thấy, Bắc Kinh tiến hành một cách bài bản chiến lược gây áp lực với đối tác nước ngoài tham gia vào những dự án dầu khí ở Việt Nam nhằm buộc họ từ bỏ thị trường và cản trở hoạt động khai thác dầu mỏ của Việt Nam. Chiến lược này đã được áp dụng hiệu quả đối với công ty Repsol.

Năm 2018, chi nhánh của công ty Tây Ban Nha tại Việt Nam đã phải tạm dừng hoạt động do bị Trung Quốc đe dọa trực tiếp. Đến năm 2019, Repsol rút khỏi thị trường Việt Nam. Không chỉ riêng Repsol, Trung Quốc gây áp lực với nhiều công ty dầu khí nước ngoài khác tham gia ở Việt Nam, như Mubadala Petroleum đến từ Abu Dhabi (Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất). 

Chuyên gia Collin Koh - Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam, Singapore từng nêu quan điểm rằng, “những hành động nói trên của Trung Quốc diễn ra với tần suất và với mức độ thật sự khác hẳn so với trước đây. Nó có thể khiến các nhà đầu tư phải đắn đo suy nghĩ về việc có nên tiếp tục dự án dầu khí hiện có hay không, thậm chí có thể làm nản lòng những nhà đầu tư lo xa hoặc không muốn gặp rắc rối sau này”.

Một con số thống kê cho thấy, Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm 33 triệu tấn dầu từ các lô ngoài khơi và hiện kiểm soát một trữ lượng khoảng 4,4 tỉ tấn dầu thô và khí đốt. Và Quy hoạch điện VIII sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng bằng cách ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng các loại nhiên liệu không carbon với các công nghệ linh hoạt như ICE.

Sự kết hợp của cả hai loại hình này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro về các loại nhiên liệu đồng thời giúp giảm phát thải carbon, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia với giá cả phải chăng cho nền kinh tế. Góp phần vào quá trình phục hồi nền kinh tế sau một thời gian tổn thương vì đại dịch COVID-19.

Quan trọng hơn, Quy hoạch điện VIII còn thúc đẩy vai trò của việc tìm kiếm và khai thác nguồn dầu khí trong vùng biển đặc quyền, chủ quyền của Việt Nam. Góp phần vào chiến lược bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Quy hoạch điện VIII phù hợp kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

    19:05, 19/05/2023

  • Nhóm ngành điện (kỳ 2): Doanh nghiệp và cổ phiếu triển vọng từ Quy hoạch Điện VIII

    05:00, 17/05/2023

  • Quy hoạch điện VIII: Cơ hội mở cho phát triển năng lượng tái tạo?

    20:08, 16/05/2023

  • Nhóm ngành điện (kỳ 1): Cơ hội từ Quy hoạch Điện VIII và M&A

    05:15, 16/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Biển Đông trong chiến lược Quy hoạch điện VIII
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO