Biến thể mới của Omicron có làm bệnh COVID-19 nặng hơn?

Diendandoanhnghiep.vn Biến thể EG.5, được đặt biệt danh là Eris, đang lây lan mạnh hơn các biến thể đang lưu hành nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy nó gây bệnh COVID-19 nặng hơn.

>> Biến thể BA.2.86 đáng quan ngại?

Cho tới nay EG.5 liên tục phát triển, biến đổi hình dạng và trở nên khác biệt, tiến hóa sau biến chủng XBB.1.9.2.

Trong báo cáo mới nhất, Tổ chức Y tế thế giới (WHO)  cho biết EG.5 đang phát triển thêm phiên bản mới là EG.5.1. Do mức độ lây lan nhanh chóng, nên ngày 17/8, WHO chính thức nâng mức độ cảnh báo biến thể mới EG.5 của Omicron từ “đang theo dõi” thành “đáng quan tâm”.

Hiện hơn 17,4% ca bệnh COVID-19 ghi nhận là do biến thể phụ này; tăng từ 7,6% so với một tháng trước đó.

Điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại bệnh viện ở Worcester, Massachusetts (Mỹ). Ảnh: TTXVN 

Điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại bệnh viện ở Worcester, Massachusetts (Mỹ). Ảnh: TTXVN  

Cho ý kiến về vấn đề này, bà Meera Chand - Phó Giám đốc Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh (UKHSA), cho biết EG.5.1 là biến chủng mới, hiện đang được giới y học quan sát thông qua các phương pháp kiểm soát Covid-19.

Còn tiến sĩ Thomas Russo - Trưởng khoa Truyền nhiễm (Đại học Buffalo, Mỹ) cho biết, vì là phiên bản phụ của Omicron, EG.5 mang đầy đủ đặc điểm của biến chủng này, với các biểu hiện điển hình gồm: Sốt, ho liên tục, thay đổi vị giác hoặc khứu giác, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng. Người lớn tuổi có hệ miễn dịch yếu hoặc có bệnh nền thì nguy cơ bị ảnh hưởng cao hơn.

Tương tự, giáo sư Christina Pagel (Đại học London, Anh) cũng cho rằng, EG.5 có thể sẽ khiến gia tăng các ca nhiễm mới và tất cả vấn đề liên quan, dẫn tới nhiều ca nhập viện hơn.

EG.5 được cho là giống với XBB.1.5 dù có một đột biến ở protein gai, bộ phận của virus được vắc xin nhắm đến.

Giám đốc CDC Mandy Cohen nói rằng mặc dù virus đã có những thay đổi mới, nhưng chúng vẫn bị phát hiện, ngăn ngừa và được chữa trị bằng các công cụ xét nghiệm, vắc xin và thuốc điều trị. Đồng nghĩa "toàn bộ công cụ của chúng ta vẫn hiệu quả khi virus thay đổi", bà Cohen nói, ước tính rằng vắc xin mới sẽ được phân phối rộng rãi tại Mỹ trong tháng 9.

>> Bệnh nhân COVID-19 sẽ không còn được điều trị miễn phí

Tại Việt Nam, bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM khẳng định, thành phố chưa ghi nhận biến thể mới này. Theo bà Lê Hồng Nga, qua báo cáo các tài liệu của thế giới, biến thể EG.5 đã được báo cáo và phát hiện từ tháng 2/2023. Sự xuất hiện biến thể mới này không nằm ngoài sự tính toán của các nhà khoa học.

Bà Lê Hồng Nga cho biết, thực tế tại TP.HCM, số ca mắc COVID-19 hàng tuần ghi nhận còn rất ít. Cụ thể, trong tuần qua thành phố chỉ có 2 trường hợp mắc COVID-19. Hệ thống giám sát các biến chủng COVID-19 cũng chưa ghi nhận biến thể mới EG.5.

"Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta chủ quan. Theo đó, các hoạt động giám sát Covid-19 một cách bền vững vẫn được ngành y tế thành phố thực hiện. Đó là duy trì hệ thống giám sát ca bệnh, lấy mẫu giám sát biến chủng và duy trì hoạt động tiêm chủng vaccine COVID-19 theo chỉ đạo của Bộ Y tế", bà Lê Hồng Nga thông tin thêm.

Để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch; không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác nhằm góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Y tế đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch.

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch; thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17-3-2022 của Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng... không để dịch bùng phát trở lại và hạn chế tối đa xảy ra nguy cơ dịch chồng dịch. 

UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tiếp tục chủ động theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát phát hiện sớm và xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch và triển khai hiệu quả chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023, công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Đồng thời, các địa phương chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur và các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế để lấy mẫu, giải trình tự gen phát hiện sớm các biến thể mới của SARS-CoV-2 và kịp thời báo cáo về Bộ Y tế khi phát hiện biến thể mới.

Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt và chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn và triển khai hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị; tiếp tục bảo đảm hậu cần, kinh phí, thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực để sẵn sàng phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Trước đó, trong tuyên bố của WHO khi kết thúc tình trạng đáp ứng khẩn cấp về y tế công cộng đối với COVID-19, Tổng Thư ký của WHO đã khẳng định, chỉ chấm dứt tình trạng đáp ứng khẩn cấp về y tế công cộng chứ không có nghĩa là dịch COVID-19 đã hết.

Theo đó, virus vẫn còn trong cộng đồng, vẫn còn số ca mắc và ca tử vong. Tuy nhiên, về cơ bản, những biển thể mới này không làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh, không ảnh hưởng đến số ca mắc và số ca nhập viên, hiện nay tỷ lệ bao phủ vaccine thế giới rất cao.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Biến thể mới của Omicron có làm bệnh COVID-19 nặng hơn? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714201878 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714201878 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10