Thomas Friedman, tác giả Thế giới phẳng, có một câu nói nổi tiếng: Không có hai quốc gia nào có McDonald's lại gây chiến với nhau. Bây giờ, Nga không còn McDonald’s.
>>Chiến sự Nga - Ukraine, thế giới nơm nớp lo cái ăn
Một ngày sau khi Mỹ cấm nhập khẩu dầu của Nga, McDonald's cũng dần rút lui ra khỏi địa phận quốc gia này. Hãng đang tạm thời đóng cửa gần 850 cửa hàng ở Nga, chiếm 1/10 doanh số bán hàng của họ. Theo sau đó, Starbucks đóng cửa các cửa hàng của mình tại Nga, trong khi Coca Cola ngừng hoạt động kinh doanh tại Nga và PepsiCo cũng rút một số loại nước ngọt có ga ra khỏi nước này (nhưng sẽ tiếp tục bán các mặt hàng thiết yếu như sữa bột và sữa trẻ em).
Tính đến nay, đã có hơn 300 công ty rút khỏi Nga để phản đối cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Điều đó khiến McDonald’s và các nhãn hàng lớn khác gặp nhiều áp lực từ cộng đồng. Nhưng việc rút lui này không dễ để thực hiện, khi mà các hoạt động kinh doanh thức ăn nhanh rất phức tạp và mang lại sinh kế cho hàng nghìn người.
Một lý do khác gây cản trở là các chuỗi thức ăn nhanh thường kinh doanh theo hình thức nhượng quyền. Đó là lý do tại sao Yum Brands chỉ đóng cửa các KFC do công ty sở hữu và vẫn chưa đạt được thỏa thuận với các bên nhận quyền để đóng cửa Pizza Huts. Nhưng trong khi hầu hết các cửa hàng McDonald’s toàn cầu được nhượng quyền, thì 84% các địa điểm ở Nga thuộc sở hữu của chính McDonald’s.
>>Chiến sự Nga - Ukraine và nghịch lý cấm vận
Các công ty Công nghệ lớn nằm trong số các công ty đầu tiên rút khỏi Nga, một phần vì việc đóng máy chủ dễ hơn các nhà hàng. Một vài ví dụ: Netflix, TikTok và PayPal đã tạm ngừng dịch vụ của họ trong khi Apple và Microsoft tạm dừng bán hàng.
NHƯ VẬY LÀ:
Sự phân cực Tây-Đông đã trở nên rõ ràng và ngày càng cách xa hơn. Pepsi từng bán nước ngọt cho người Nga và được trả bằng… nguyên một hạm đội hải quân mạnh thứ 6 trên thế giới.
McDonald’s là một trong những tập đoàn đầu tiên của Mỹ mở cửa tại Nga sau thời kỳ Liên Xô sụp đổ. Gần 40.000 người đã xếp hàng tại McDonald’s ở Quảng trường Pushkin ở Moscow vào ngày khai trương. Một biểu tượng cho chiến thắng kinh tế Phương Tây và cũng là biểu tượng cho sự hòa nhập Phương Tây với Nga.
Thomas Friedman có một câu nói nổi tiếng: Không có hai quốc gia nào có McDonald's lại gây chiến với nhau. Quan hệ kinh tế và quan hệ thương mại có thể thúc đẩy hòa bình, nhưng thời đại của “ngoại giao lương thực” này đã qua.
Có thể bạn quan tâm