Vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Ukraine đã kết thúc, nhưng hai bên đồng ý về các hành lang nhân đạo, cũng như khả năng ngừng bắn.
>>Căng thẳng Nga - Ukraine mở rộng tác động trên nhiều lĩnh vực
Trợ lý của Tổng thống Nga, Trưởng phái đoàn Nga Vladimir Medinsky gọi các thỏa thuận đạt được với phía Ukraine sau kết quả của vòng đàm phán thứ hai vừa qua là một tiến bộ đáng kể.
Ông nói: “Các bên đại diện Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Bộ Quốc phòng Ukraine đã nhất trí về định dạng của chế độ duy trì hành lang nhân đạo cho người dân. Theo thỏa thuận, việc ngừng bắn sẽ được tuân thủ ở những nơi tạo ra “hành lang” an toàn. Tôi tin rằng, đây là tiến bộ đáng kể”.
Ngoại trưởng Nga nói rằng Nga tiếp tục nhấn mạnh bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào với Ukraine phải bao gồm lời hứa rằng Ukraine sẽ "phi quân sự hóa". Nga cũng đã phát đi tín hiệu muốn thảo luận về việc Ukraine áp dụng "quy chế trung lập" và đồng ý từ bỏ tham vọng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Trong khi đó, đại diện của phái đoàn Ukraine Mikhail Podolyak, cố vấn của người đứng đầu văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết, các bên đã đạt được sự hiểu biết về vấn đề hành lang nhân đạo với một lệnh ngừng bắn tạm thời. Hai bên đã đồng ý tiếp tục làm việc trong vòng thứ ba của cuộc đàm phán càng sớm càng tốt.
Hãng thông tấn nhà nước Belarus Belta dẫn lời ông Podolyak cho biết các nhà đàm phán sẽ gặp lại nhau vào tuần tới. Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo việc tạo ra các “hành lang nhân đạo” và các lệnh ngừng bắn có thể là cơ hội để Nga tiếp tế và tập hợp lực lượng chiến lược.
>>Nga liên tiếp nhận phản đối từ cộng đồng quốc tế
Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bày tỏ không quan tâm đến việc phi quân sự hóa và đưa ra cảnh báo tới Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Zelensky cho biết mình sẵn sàng gặp và nói chuyện trực tiếp với ông Putin bởi đây là cách duy nhất để ngăn chặn xung đột Nga-Ukraine.
"Chúng tôi không tấn công Nga và cũng không có kế hoạch như vậy. Ông muốn gì ở chúng tôi?", Tổng thống Ukraine nói thêm, yêu cầu lực lượng Nga rời khỏi nước này và tiếp tục kêu gọi phương Tây tăng viện trợ quân sự cho Ukraine, đồng thời cảnh báo nếu không làm như vậy, Nga có thể sẽ tiến tới phần còn lại của châu Âu.
Hiện tại, chiến sự tại Ukraine vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Mới đây, sau những đợt bắn phá liên tục nhắm vào Zaporizhzhia, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu đã xảy ra hỏa hoạn. Dmytro Orlov, Thị trưởng thành phố Enerhodar, viết trên Telegram đã gọi đây là "mối đe dọa với an ninh thế giới", nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Trước đó, các nhà chức trách Ukraine cho biết quân đội Nga đang nỗ lực kiểm soát nhà máy và đã tiến vào thành phố bằng xe tăng. Cơ quan giám sát nguyên tử của Liên Hợp Quốc lo ngại giao tranh có thể gây ra thiệt hại ngẫu nhiên cho 15 lò phản ứng hạt nhân của Ukraine.
Quân đội Nga tuyên bố đã kiểm soát thành phố phía nam Kherson, cảng quan trọng tại biển Đen, theo xác nhận của quan chức Ukraine. Không chỉ vậy, giao tranh ác liệt tiếp tục diễn ra ở vùng ngoại ô tại cảng chiến lược khác, Mariupol, trên biển Azov. Việc cắt đứt quyền tiếp cận của Ukraine với biển Đen và biển Azov sẽ giáng đòn mạnh vào nền kinh tế của nước này và cho phép Nga xây dựng một hành lang trên bộ tới Crimea, bán đảo Moscow sáp nhập vào năm 2014.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine, du lịch Việt Nam ảnh hưởng ra sao?
05:00, 04/03/2022
Căng thẳng Nga - Ukraine mở rộng tác động trên nhiều lĩnh vực
04:05, 04/03/2022
“Cơn đau đầu” của các ngân hàng Nga
03:00, 04/03/2022
Nga liên tiếp nhận phản đối từ cộng đồng quốc tế
12:27, 03/03/2022
Đòn trừng phạt Nga có thể kích hoạt cuộc cạnh tranh giữa Vàng và Bitcoin
12:00, 03/03/2022