Bình Dương nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu

Diendandoanhnghiep.vn Việc mở rộng phương thức vận chuyển hàng hóa sẽ mở ra một cơ hội mới cho hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp tại Bình Dương.

>> Bình Dương “tiếp sức” cho doanh nghiệp

Mở rộng phương thức vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu

Theo Cục Hải quan tỉnh Bình Dương, Ga Sóng Thần là ga đường sắt liên vận quốc tế (thuộc địa bàn TP.Dĩ An) và là ga hàng hóa lớn nhất phía Nam, đồng thời là ga kỹ thuật, có 13 đường xếp dỡ và 07 bãi hàng hóa với tuyến đường sắt Bắc – Nam dài 1.726 km, đường đơn khổ 1.000 mm, chạy trục Bắc – Nam là một lợi thế giao thông lớn của tỉnh.

Đoàn tàu liên vận quốc tế vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ Ga Sóng Thần đi Trung Quốc chính thức lăn bánh

Đoàn tàu liên vận quốc tế vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ Ga Sóng Thần đi Trung Quốc chính thức lăn bánh

Tuy nhiên, đến nay, Ga Sóng Thần chỉ mới phục vụ vận chuyển hàng hóa nội địa, chưa tham gia vào hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, chưa phát huy được tiềm năng vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu. Hiện tại, tuyến vận chuyển chính là từ Ga Sóng Thần đi đến ga Yên Viên, Giáp Bát (Hà Nội) sau đó chuyển tiếp vào các đoàn tàu liên vận quốc tế đi Trung Quốc và quá cảnh qua nước thứ 3 (Nga, Mông Cổ, Trung Á và châu Âu) qua các cửa khẩu Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) và cửa khẩu Lào Cai (tỉnh Lào Cai). Năng lực hiện tại của Ga Sóng Thần đáp ứng được 1,6 triệu tấn hàng hóa/năm. Hàng hóa vận chuyển chủ yếu là hàng tiêu dùng, dệt may, điện tử, ô tô - xe máy và nông sản, thực phẩm.

Dó đó, việc nâng cao năng lực Ga Sóng Thần phục vụ vận chuyển hàng hóa liên vận quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương nói chung và nỗ lực thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu qua đường sắt nói riêng.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Dành cho biết, trong tương lai, Bình Dương quy hoạch Ga liên vận quốc tế Sóng Thần sẽ trở thành trung tâm logistics quy mô lớn của khu vực phía Nam, mở ra phương thức vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu mới hiệu quả hơn, an toàn hơn, tiết kiệm chi phí, có thể dễ dàng tiếp cận đến các trung tâm công nghiệp, sản xuất hàng hóa, nguyên liệu phụ trợ của Trung Quốc như Quảng Châu, Côn Minh...

Với vị trí địa lý thuận lợi, Ga Sóng Thần hoàn toàn có thể đóng vai trò là nơi tập kết và phân phối hàng hóa xuất, nhập khẩu đi các cửa khẩu biên giới phía Bắc và phía Nam không chỉ của các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương mà còn các doanh nghiệp cả vùng Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, tạo điều kiện hình thành trung tâm logistics của tỉnh và cả vùng Nam bộ, gia tăng cung ứng các dịch vụ kèm theo, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách của tỉnh, tăng trưởng kinh tế, góp phần đạt được mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Cũng theo lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải đã và đang triển khai các dự án nâng cấp, cải tạo Ga Sóng Thần. Dự kiến, giai đoạn 2025-2030, sau khi hoàn thành các dự án này, năng lực Ga Sóng Thần sẽ đạt đến 3,5 triệu tấn/năm và trở thành ga hàng hóa đầu mối lớn trong nhất hệ thống các ga đường sắt Việt Nam.

Sau khi cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động liên vận quốc tế được đầu tư hoàn thiện, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tổ chức chạy tàu hàng ngày và cung cấp đầy đủ các dịch vụ phục vụ công tác xuất, nhập khẩu hàng hóa cho khách hàng tại khu vực tỉnh Bình Dương và các tỉnh lân cận.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào phương thức vận chuyển mới

Trao đổi các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa bằng đường sắt, các doanh nghiệp quan tâm đến chi phí và những ưu điểm của phương thức này so với các phương thức truyền thống.

việc hướng doanh nghiệp mở rộng thêm phương thức vận chuyển bằng đường sắt sẽ giúp tiết giảm chi phí vận chuyển, rút ngắn thời gian giao nhận hàng hóa.

Việc mở rộng thêm phương thức vận chuyển bằng đường sắt sẽ giúp tiết giảm chi phí vận chuyển, rút ngắn thời gian giao nhận hàng hóa.

Ông Nguyễn Quang Sáng – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ hàng hóa Phương Nam cho biết, hiện tại, đa số các doanh nghiệp đang chọn phương án vận chuyển hàng hóa là đường bộ và đường sông, phương thức vận chuyển hàng hóa qua Ga liên vận quốc tế Sóng Thần sẽ có những ưu điểm nổi bật, nhất là về chi phí vận chuyển.

Đồng quan điểm trên, bà Trương Thị Thúy Liên – Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày Bình Dương cũng mong muốn nhận được nhiều thông tin về phương thức vận tải đường sắt, so sánh được những ưu điểm của phương thức này về chi phí, thuận tiện trong việc lưu thông hàng hóa.

Theo ông Đỗ Đình Dược – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn, việc xây dựng chi phí vận chuyển phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng doanh nghiệp và yêu cầu của các doanh nghiệp. Việc kết nối với các phương thức vận chuyển khác để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng cũng được công ty triển khai thực hiện.

Ông Nguyễn Trần Hiệu – Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương cho biết, hiện tại, các doanh nghiệp đều đang gặp khó khăn về đơn hàng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đều bị ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu liên quan đến xung đột Nga – Ucraina, làm chi phí nguyên nhiên liệu tăng cao, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hầu hết các doanh nghiệp. Do đó, trong bối cảnh khó khăn chung, việc hướng doanh nghiệp mở rộng thêm phương thức vận chuyển bằng đường sắt sẽ giúp tiết giảm chi phí vận chuyển, rút ngắn thời gian giao nhận hàng hóa.

Ngoài ra, hàng hóa vận chuyển đảm bảo an toàn, không bị va đập, hư hỏng và đảm bảo hàng hóa vận chuyển đúng lịch trình không bị hoãn chuyến như những phương thức vận chuyển khác như đường biển, đường bộ, hàng không. Một lợi ích quan trọng khác là hàng hóa xuất khẩu vận chuyển bằng đường sắt sẽ được vận chuyển thẳng qua biên giới, không bị ách tắc tại cửa khẩu như khi vận chuyển bằng đường bộ trong thời gian qua.

Đặc biệt đối với hàng hóa là nông sản, có thời gian bảo quản ngắn, cần thời gian vận chuyển nhanh để kịp giao hàng cho khách hàng Trung Quốc qua các cửa khẩu phía Bắc thì việc sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt là phương án tối ưu nhất giúp tiết giảm chi phí và đồng thời gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Qua đó, giúp nâng cao sức cạnh tranh cũng như uy tín, vị thế của doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài.

Ông Nguyễn Thanh Toàn – Giám đốc Sở Công Thương cho biết, Bình Dương được coi như trung tâm logistics của phía Nam, vì vậy, việc mở rộng phương thức vận chuyển hàng hóa qua Ga liên vận quốc tế Sóng Thần sẽ mở ra một cơ hội mới cho hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp. Sở Công Thương sẽ phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thông tin đầy đủ cho các doanh nghiệp về phương thức này để tăng tính cạnh tranh trong xuất khẩu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ông Toàn cũng thông tin về những thuận tiện trong thời gian tới khi nâng cấp Ga Sóng Thần để đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bình Dương nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714342357 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714342357 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10