Bình Dương phải phát triển nhanh, hài hòa, bao trùm, bền vững

Diendandoanhnghiep.vn Chiều 3/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Dương về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, nhiệm vụ năm 2023 và những năm tiếp theo.

>> Sức hút Bình Dương

Tại buổi làm việc, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã báo cáo kết quả điều hành phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương.

Ngay từ đầu năm, tỉnh đã tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về đất đai, thủ tục đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tổ chức nhiều sự kiện quan trọng, có ý nghĩa thiết thực, tạo lòng tin, phấn khởi cho doanh nghiệp và người dân; phối hợp nghiên cứu, triển khai các dự án giao thông kết nối, liên kết vùng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công... Kết quả đã đạt và vượt 30/34 chỉ tiêu kế hoạch năm 2022.

Theo đó, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tăng 8,29%, GRDP bình quân đầu người đạt 170 triệu đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, trong đó lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chiến đến 90%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,9%. Thu ngân sách ước đạt gần 62 nghìn tỷ đồng, vượt 3% dự toán, đảm bảo các nhiệm vụ chi và điều tiết ngân sách Trung ương. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 61,5 tỷ USD, xuất siêu 10 tỷ USD.

Ông Võ Văn Minh phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 154.473 tỷ đồng, tăng 12,9%. Thu hút đầu tư nước ngoài 3,1 tỷ USD và gần 100 ngàn tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh; lũy kế đến nay, thu hút gần 40 tỷ USD, đứng thứ 2 cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh) và 627 ngàn tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh (tương đương 25 tỷ USD).

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được tiếp tục có bước phát triển. An sinh xã hội được quan tâm. Đối ngoại tiếp tục đẩy mạnh. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Về giải ngân vốn đầu tư công, đến 30/11/2022, tổng giá trị giải ngân là 4.719 tỷ đồng, đạt 45,8% kế hoạch tỉnh (cùng kỳ đạt 41,1% kế hoạch) và đạt 46,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Bình Dương phấn đấu đến 30/1/2023 tỷ lệ giải ngân đạt trên 90% kế hoạch. Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác đôn đốc, chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án trọng điểm và định kỳ tổ chức họp để kịp thời giải quyết vấn đề cấp bách, bức xúc. Tuy nhiên, hiện nay còn một số vướng mắc trong công tác thẩm định giá đất để triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng; tiến độ thực hiện và giải ngân của một số dự án trọng điểm còn chậm.

Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị

 Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại buổi làm việc.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Võ Văn Minh kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương nhiều vấn đề liên quan đến việc thực hiện các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh như: đường vành đai 4, đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đường sắt Bàu Bàng - Thị Vải - Cái Mép, điều chỉnh vị trí quy hoạch ga An Bình và ga Dĩ An...

Bình Dương cũng đề xuất cho phép tỉnh huy động nguồn lực triển khai một số dự án khác trên địa bàn tỉnh; áp dụng mức trần dư nợ vay của ngân sách địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để tiến hành các thủ tục phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; tạm ứng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư các dự án giao thông trọng điểm; cho phép tỉnh điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thành phố Thủ Dầu Một...

Lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương phát biểu đánh giá những kết quả phát triển kinh tế-xã hội của Bình Dương; làm rõ tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; góp ý các giải pháp để Bình Dương phát triển nhanh, bền vững; đồng thời giải đáp các đề xuất, kiến nghị của tỉnh...

Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Huỳnh Thành Đạt;

Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại chương trình.

Theo đó, lãnh đạo các Bộ, ngành cho rằng, Bình Dương có tiềm năng, cần tiếp tục phát triển theo hướng trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại. Trong quá trình đó, Bình Dương cần tăng cường quản lý xây dựng đô thị; quản lý, sử dụng đất đai; đảm bảo môi trường; đảm bảo anh sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội, nhất là nơi tập trung nhiều công nhân; thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Cùng với phát triển hạ tầng chiến lược, tỉnh cần quan tâm đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của tỉnh...

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt Chính phủ biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao những thành quả của tỉnh Bình Dương đạt được trong năm 2022, đồng thời cho rằng Bình Dương đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động đi lên trong thời gian qua và cần tiếp tục phát huy tinh thần này trong thời gian tới.

Về một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, bên cạnh thời cơ thuận lợi thì tình hình chung vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Do vậy, phải luôn bám sát, nắm chắc tình hình và hết sức linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành. Thủ tướng yêu cầu mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, dứt khoát không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, cũng không hoang mang, lo sợ trước tình hình, mà phải giữ vững bản lĩnh, kiên định, kiên trì trong những vấn đề nguyên tắc nhưng chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phù hợp tình hình, nhất là trước các vấn đề phát sinh.

Thủ tướng gợi ý Bình Dương phải xác định một số nhiệm vụ trọng tâm như tập trung cho công tác quy hoạch; xác định công việc để đầu tư trọng tâm, trọng điểm.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bình Dương bám sát, nắm chắc tình hình để tập trung, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

"Phát huy tối đa nội lực, kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nội lực và ngoại lực, giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với cá thể hóa trách nhiệm, phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, kết luận cuộc làm việc lần trước của Thủ tướng với tỉnh...", Thủ tướng nhấn mạnh.

Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bình Dương bám sát, nắm chắc tình hình để tập trung, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng để hỗ trợ doanh nghiệp. Phải ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Tỉnh cần rà soát, trao đổi, làm việc với các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp có liên quan tới bất động sản, phát hành trái phiếu, khó khăn tiếp cận vốn… để cùng các doanh nghiệp đánh giá tình hình, phân loại và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tái cơ cấu lại doanh nghiệp…

Thủ tướng yêu cầu khắc phục bằng được tình trạng thiếu thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị y tế, tình trạng thiếu hụt xăng dầu cục bộ; thúc đẩy công tác tiêm chủng vaccine, phòng, chống dịch Covid-19. Tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược. Hoàn thành nhiệm vụ quy hoạch trong tháng 6/2023 theo hướng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ban đêm.

Thủ tướng lưu ý những vị trí "đất vàng" phải quy hoạch dành cho sản xuất, kinh doanh để tạo công ăn việc làm, từ đó thu hút người đến làm, người đến ở, phát triển đồng bộ các loại hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục, như vậy mới có thể phát triển bền vững các dự án đô thị, bất động sản...

Về các đề xuất, kiến nghị của Bình Dương, Thủ tướng Chính phủ cơ bản đồng tình với ý kiến của các bộ, ngành. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với tỉnh Bình Dương để giải quyết, trên cơ sở đảm bảo đúng quy định, phù hợp với tình hình chung và đặt trong mối quan hệ với cả vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Thủ tướng cho rằng, Bình Dương là tỉnh có nhiều tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh và cơ hội nổi trội, có đầy đủ yếu tố phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, trở thành động lực tăng trưởng quan trọng cho Vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Bình Dương phải phát triển nhanh, hài hòa, bao trùm, toàn diện, bền vững, không để ai ở lại phía sau. Qua đó, góp phần phát triển vùng Đông Nam Bộ, cùng cả nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bình Dương phải phát triển nhanh, hài hòa, bao trùm, bền vững tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714143035 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714143035 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10