Bình Phước: Vì sao phải rà soát các dự án BOT, BT giao thông?

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG 22/06/2023 03:00

UBND tỉnh Bình Phước chính thức thành lập tổ rà soát các dự án BOT, BT giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm khắc phục các thiếu sót, tồn tại, vướng mắc.

>>Hiệp hội Doanh nghiệp Bình Phước "kêu cứu khẩn cấp" vì bị trạm thu phí BOT “bủa vây”

Vì sao phải rà soát…

Cụ thể, theo quyết định số 925/QĐ-UBND, do Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền ký thì việc thành lập tổ rà soát các dự án BOT, BT giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm khắc phục các thiếu sót, tồn tại, vướng mắc (nếu có).

UBND tỉnh Bình Phước chính thức thành lập tổ rà soát các dự án BOT, BT giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm khắc phục các thiếu sót, tồn tại, vướng mắc.

UBND tỉnh Bình Phước chính thức thành lập tổ rà soát các dự án BOT, BT giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm khắc phục các thiếu sót, tồn tại, vướng mắc.

Về thành phần Tổ rà soát có 7 sở ngành tham gia giám sát, gồm: đại diện các Sở: KH-ĐT, GTVT, Xây dựng, TN-MT, Tư pháp, Tài chính và Cục thuế.

Các dự án nằm trong kế hoạch rà soát gồm 6 dự án giao thông: Dự án nâng cấp, mở rộng QL13 đoạn từ Km 62 - 700 (giáp với Bình Duơng) đến Km 95 + 000 (TT.An Lộc, TX.Bình Long); Dự án nâng cấp, mở rộng QL13 đoạn từ TT.An Lộc đến ngã ba Chiu Riu theo hình thức BOT; Dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT741 đoạn Bàu Trư - Đồng Xoài (giai đoạn 2 ) theo hình thức BOT; Dự án nâng cấp, mở rộng ĐT741 đoạn từ Đồng Xoài đi Phước Long; Dự án BT đường Minh Hưng - Đồng Nơ; Dự án BT xây dựng đường giao thông từ Trung tâm hành chính TX.Chơn Thành đi xã Minh Hưng.

Về nội dung giám sát bao gồm: kiểm tra, thu thập các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến quá trình triển khai dự án; đánh giá toàn diện, đầy đủ về quy trình, thủ tục đầu tư, hợp đồng, phụ lục hợp đồng dự án và thi công công trình theo quy định của pháp luật tại từng thời điểm cụ thể. Đồng thời kiến nghị, đề xuất với UBND tỉnh Bình Phước hướng giải quyết hoặc kiến nghị các biện pháp xử lý theo quy định; tham mưu UBND tỉnh khắc phục các thiếu sót,tồn tại, vướng mắc (nếu có).

Quyết định số 925/QĐ-UBND, do Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền ký thì việc thành lập tổ rà soát các dự án BOT, BT giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm khắc phục các thiếu sót, tồn tại, vướng mắc (nếu có).

>>Dùng 10.340 tỷ cứu 8 dự án BOT thua lỗ: Liệu có đáng?

Tỉnh có nhiều trạm thu phí nhất cả nước…?

Đáng chú ý, 6 dự án BOT, BT giao thông nêu trên đã từng để lại nhiều ý kiến trái chiều khi khoảng cách đặt các trạm thu phí quá gần khiến người dân và doanh nghiệp bức xúc và nhiều lần làm đơn kêu cứu tới Thủ tướng nhưng vẫn không có tiến triển.

ngày 07/5/2018, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 4139/VPCP-CN về tình hình thực hiện các dự án BOT trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Ngày 07/5/2018, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 4139/VPCP-CN về tình hình thực hiện các dự án BOT trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Cụ thể, như thông tin mà DĐDN và nhiều cơ quan báo chí đã phản ánh trogn suốt thời gian qua về sự xuất hiện dày đặc các trạm thu phí BOT trên địa bàn tỉnh Bình Phước, đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

Trước sự việc nêu trên, ngày 07/5/2018, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 4139/VPCP-CN về tình hình thực hiện các dự án BOT trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Theo đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu: UBND tỉnh Bình Phước rà soát toàn bộ các dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT thuộc thẩm quyền phê duyệt để điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo các Nghị quyết 35/NQ –CP ngày 16/5/2016/ (hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp). Đồng thời, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chủ trì làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh Bình Phước để thống nhất phương án giải quyết đối với dự án BOT đường Đồng Phú – Bình Dương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Trước những chỉ đạo kịp thời của Văn phòng Chính phủ về vụ việc nêu trên, nhiều người dân và doanh doanh nghiệp đã hết sức phấn khởi vì những kiến nghị chính đáng của họ đã nhận được sự quan tâm một cách đúng lúc. Tuy nhiên, kể từ khi văn bản chỉ đạo của Thủ tướng trôi qua gần 1 năm, thì UBND tỉnh Bình Phước mới chính thức lên tiếng trả lời cho người dân và doanh nghiệp. Song, sự việc vẫn chìm từ đó tới nay, các trạm thu phí BOT vẫn hiên ngang hoạt động bất chấp tiếng kêu cứu của người dân và doanh nghiệp.

Cho tới ngày 4/4/2019, UBND tỉnh Bình Phước có cuộc đối thoại với giữa các bên, bao gồm: Hiệp hội DNNVV tỉnh Bình Phước; Hiệp hội vận tải tỉnh Bình Phước, các chủ đầu tư dự án BOT và các sở, ban ngành chức năng. Và cuộc đối thoại do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Huỳnh Anh Minh chủ trì.

ngày 4/4/2019, UBND tỉnh Bình Phước có cuộc đối thoại với giữa các bên, bao gồm: Hiệp hội DNNVV tỉnh Bình Phước; Hiệp hội vận tải tỉnh Bình Phước, các chủ đầu tư dự án BOT và các sở, ban ngành chức năng. Và cuộc đối thoại do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Huỳnh Anh Minh chủ trì.

Ngày 4/4/2019 (sau gần 1 năm Thủ tướng có văn bản chỉ đạo), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Huỳnh Anh Minh chủ trì. đối thoại với giữa các bên, bao gồm: Hiệp hội DNNVV tỉnh Bình Phước; Hiệp hội vận tải tỉnh Bình Phước, các chủ đầu tư dự án BOT và các sở, ban ngành chức năng. 

Tại buổi đối thoại, đại diện Hiệp hội vận tải tỉnh Bình Phước, cho rằng: Bình Phước là tỉnh nghèo nhất cả nước nhưng hiện nay lại có nhiều trạm thu phí nhất cả nước, đặc biệt là với mật độ dày đặc các trạm thu phí đã bủa vây trên hai tuyến đường Quốc lộ 13 và đường ĐT 741 khiến người dân và doanh nghiệp bức xúc là hoàn toàn có cơ sở.

Theo đại diện Hiệp hội vận tải, chỉ tính riêng trên đường ĐT 741 thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước thì có tới 03 trạm thu phí với quãng đường hơn 60km là quá dày. Do đó về vấn đề này chủ đầu tư và chính quyền địa phương phải chia sẻ cho người dân và doanh nghiệp là hoàn toàn hợp lýị.

Theo đại diện Hiệp hội vận tải, chỉ tính riêng trên đường ĐT 741 thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước thì có tới 03 trạm thu phí với quãng đường hơn 60km là quá dày

Theo đại diện Hiệp hội vận tải, chỉ tính riêng trên đường ĐT 741 thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước thì có tới 03 trạm thu phí với quãng đường hơn 60km là quá dày.

Cũng theo Hiệp hội vận tải, từ thị xã Phước Long đến TP HCM có chiều dài khoảng 130km nhưng có tới 6 trạm thu phí, cụ thể: Phước Long - Bù Nho, Bù Nho- Đồng Xoài (đoạn đường khoảng 46km), Đồng Xoài – Tân Lập 29km, Tân Lập- Bố Lá 30km, Bố Lá –Suối Giữa 58km và Suối Giữa- Lái Thiêu cách nhau 17,2km…

Tiếp đến là tuyến Quốc lộ 13 từ huyện Chơn Thành đến cửa khẩu quốc tế Hoa Lưu nhưng cũng đặt 2 trạm thu phí. Tương tự trên Quốc lộ 14 đoạn qua Bình Phước đặt 1 trạm thu phí. Đó là chưa tính kế hoạch xây dựng thêm tuyến đường BOT mới nối từ Đồng Phú- Bình Dương.

>>Bình Phước: 70 km … 03 trạm thu phí vẫn đúng luật?

… đã làm mâu thuẫn phát sinh giữa các doanh nghiệp

Phát biểu tại cuộc đối thoại, ông Võ Quang Thuận, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV tỉnh Bình Phước cho rằng: Việc có quá nhiều trạm thu phí đang khiến phát sinh mâu thuẫn lợi ích giữa DNNVV đối với các đơn vị đầu tư kinh doanh trạm thu phí BOT.

Ông Thuận cũng chia sẻ, các đơn vị BOT khi đầu tư thì phải có lãi, tuy nhiên sự dày đặc về các trạm thu phí đang khiến sản phẩm của các doanh nghiệp phải gánh chịu thêm quá nhiều chi phí và làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trạm thu phí BOT, Đường ĐT 741 (Tân Lập – Bố Lá (có cự ly 30km tới trạm Bố Lá – Suối Giữa).

Trạm thu phí BOT, Đường ĐT 741 Tân Lập – Bố Lá  có cự ly 30km tới trạm Bố Lá – Suối Giữa.

Cũng theo ông Thuận, mỗi sản phẩm sản xuất ra ở Bình Phước tính từ đầu vào đến thành phẩm và đầu ra thì “mỗi lần doanh nghiệp nhập hàng về (trên đường ĐT 741, Bình Phước - TP HCM) phải qua 6 trạm thu phí, phải chịu mất phí tới 12 lần (cả lượt đi lượt về). Và sau khi hàng sản xuất xong lại phải chở đi tiêu thụ tiếp chịu thêm 12 lần phí nữa. Tổng cộng 24 lần phí đã kéo theo giá thành sản phẩm lên rất cao đã khiến cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp là tương đối thấp.

"Bên cạnh đó, việc xuất hiện nhiều trạm thu phí đã kéo theo nhiều vấn đề mà nhà đầu tư, doanh nghiệp không dám về Bình Phước để đầu tư vì chi phí tăng quá cao. Và vấn đề này đã được nguyên Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông nhiều lần chia sẻ là từng tiếp đón, giới thiệu nhiều nhà đầu tư đến Bình Phước để tìm hiểu cơ hội đầu tư, tuy nhiên, sau những chuyến thăm đó cũng là lần đi mãi mãi không bao giờ trở lại vì một lý do duy nhất là làm không đủ tiền đóng phí BOT” – ông Thuận dẫn chứng.

Với mật độ trạm thu phí BOT dày đặc trên các tuyến đường huyết mạch đi ngang qua tỉnh Bình Phước để sang các tỉnh khác, bao gồm: QL 13, QL 14, QL 14C và 14 tuyến đường ĐT (Đường tỉnh). Đặc biệt, trên tuyến đường ĐT 741 từ thị xã Phước Long về TPHCM, nhưng có tới… 6 trạm thu phí. Cụ thể: Bù Nho – Đồng Xoài (48km), Đồng Xoài – Tân Lập (29km), Tân Lập – Bố Lá (30km), Bố Lá – Suối Giữa (58km) và Suối Giữa – Lái Thiêu (17,2km)…

Việc đoạn đường ĐT 741 hơn 100 km nhưng có tới 6 trạm thu phí BOT là trái với quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 14.11.2013. Thông tư này quy định khoảng cách giữa 2 trạm thu phí tối thiểu là 70km.

Trước những vấn đề bất cập về mật độ trạm thu phí BOT vốn đã dày đặc, thì mới đây, UBND tỉnh Bình Phước lại cho phép thực hiện thêm dự án đường BOT Đồng Phú - Bình Dương. Tuyến đường này có chiều dài hơn 41km, kết nối từ QL 14 qua huyện Đồng Phú đến Bình Dương, với tổng vốn  giai đoạn một hơn 1.480 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

  • Bình Phước bứt phá chuyển đổi số

    16:44, 17/06/2023

  • Đẩy nhanh tiến độ đầu tư tuyến đường Bình Phước - Đồng Nai

    00:10, 07/06/2023

  • Bình Phước tập trung đẩy mạnh đầu tư công, kích hoạt thị trường bất động sản tăng nhiệt

    10:07, 30/05/2023

  • Bình Phước phát huy lợi thế, thu hút đầu tư

    15:52, 09/03/2023

  • Bình Phước: 70 km … 03 trạm thu phí vẫn đúng luật?

    05:54, 08/04/2019

  • Hiệp hội Doanh nghiệp Bình Phước "kêu cứu khẩn cấp" vì bị trạm thu phí BOT “bủa vây”

    05:47, 30/11/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bình Phước: Vì sao phải rà soát các dự án BOT, BT giao thông?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO