Bình Phước: Xây dựng thương hiệu du lịch đặc trưng

BÌNH AN 26/11/2021 19:41

Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch Bình Phước đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế, tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng, đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước.

>>Bình Phước hướng tới nền hành chính hiện đại

 Lãnh đạo Tổng cục Chính trị và các đại biểu tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Lãnh đạo Tổng cục Chính trị và các đại biểu tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Với nhiều tiềm năng trong phát triển ngành công nghiệp “không khói”, trong những năm qua, du lịch của Bình Phước đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước và kinh tế – xã hội địa phương.

Dư địa còn nhiều

Bình Phước có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú với nhiều danh lam thắng cảnh, thiên nhiên hoang sơ, nhiều thác và hồ nước tự nhiên, có rừng nguyên sinh với quần thể động, thực vật phong phú nổi bật như Trảng cỏ Bù Lạch, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, núi Bà Rá, hồ Thác Mơ…

Bình Phước còn được biết đến là địa phương có nhiều di tích lịch sử cách mạng mang ý nghĩa lịch sử của đất nước và mang dấu ấn quốc tế, nổi bật là Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều lễ hội truyền thống được phục dựng, đặc biệt Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo mang dấu ấn đặc trưng của đồng bào dân tộc S’tiêng có lịch cư trú lâu đời. Những tài nguyên du lịch này là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách.

Ông Đỗ Minh Trung – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Phước cho biết, năm 2011, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến 2020 làm cơ sở để tập trung đầu tư phát triển du lịch.

Qua 10 năm triển khai thực hiện quy hoạch theo Quyết định số 414/QĐ-UBND ngày 23/02/2011 của UBND tỉnh, du lịch tỉnh Bình Phước cơ bản đạt được một số nội dung quan trọng theo định hướng quy hoạch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Từ năm 2015 trở lại đây, Bình Phước huy động hơn 300 tỷ đồng, trong đó khoảng 70% là nguồn xã hội hóa để đầu tư phát triển hạ tầng du lịch. Bình Phước cũng đẩy mạnh công tác quảng bá thế mạnh du lịch sinh thái kết hợp tâm linh; xây dựng chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào phát triển du lịch.

Hiện nay tỉnh Bình Phước đang tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, tập trung định hướng phát triển du lịch trên cơ sở thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI, Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Ngành du lịch Bình Phước cũng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 2 triệu lượt khách, doanh thu chiếm khoảng 0,5% GRDP toàn tỉnh, đồng thời, tạo việc làm 10.000 lao động.

 Bộ đàn đá nặng nhất và lớn nhất Việt Nam hiện nay ởp/Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng)

Bộ đàn đá nặng nhất và lớn nhất Việt Nam hiện nay ở Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng).

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các KCN tỉnh Bình Phước

Đa dạng loại hình du lịch

Ông Đỗ Minh Trung cho biết, quy hoạch, đầu tư, đổi mới phát triển du lịch Bình Phước trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ tập trung đầu tư các dự án du lịch trọng điểm thành sản phẩm du lịch đặc trưng, điểm đến hấp dẫn với hệ thống dịch vụ hoàn chỉnh. Trong đó, tập trung nguồn lực nhằm phát huy các điểm, khu du lịch như: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam với các hoạt động tham quan tìm hiểu lịch sử, vui chơi giải trí, trường bắn đạn thật, trong đó có hệ thống dịch vụ phụ trợ hoàn chỉnh; Khu Quần thể Văn hóa - Cứu sinh núi Bà Rá với các hoạt động tâm linh, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền, hoạt động thể thao mạo hiểm; Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập với các hoạt động trải nghiệm, khám phá; Khu du lịch sinh thái kết hợp phim trường Trảng cỏ Bù Lạch với các hoạt động phim trường, nghỉ dưỡng, homestay, sinh thái; Phát huy Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo với hoạt động trải nghiệm cuộc sống của đồng bào dân tộc S’tiêng.

Bình Phước cũng đặt mục tiêu xây dựng, phát triển thành phố Đồng Xoài trở thành trung tâm du lịch của tỉnh với các tiện ích, dịch vụ cao cấp, trong đó kêu gọi đầu tư xây dựng 2 đến 3 khách sạn quy mô 4, 5 sao. Tỉnh cũng tập trung phát triển 03 tuyến du lịch nội địa đặc trưng, gồm: Tuyến du lịch sinh thái, trải nghiệm (Đồng Xoài - Bù Đăng - Bù Gia Mập); tuyến du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng (Đồng Xoài - Phước Long); tuyến du lịch tìm hiểu lịch sử (Đồng Xoài - Lộc Ninh) và tuyến du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh - Bình Phước - Campuchia - Lào - Thái Lan.

Theo ông Đỗ Minh Trung, để thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, tỉnh ban hành chính sách khuyến khích phát triển đầu tư du lịch giai đoạn 2021 – 2025. Để phát triển du lịch một cách chuyên nghiệp, Bình Phước tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kêu gọi xã hội hóa hoàn thiện hệ thống nhà lưu trú, khách sạn đủ tiêu chuẩn cho du khách dừng chân. Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, để thu hút du khách đến với Bình Phước, ngành du lịch cũng tiếp tục tăng cường xúc tiến, quảng bá, liên kết về du lịch, chú ý thị trường du lịch TP HCM, các tỉnh ĐBSCL.

Có thể bạn quan tâm

  • Bình Phước: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để thực hiện “mục tiêu kép”

    Bình Phước: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để thực hiện “mục tiêu kép”

    11:00, 24/08/2021

  • Bình Phước có tân Bí thư tỉnh uỷ

    Bình Phước có tân Bí thư tỉnh uỷ

    15:35, 20/07/2021

  • Bình Phước: Vươn lên TOP đầu về cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử

    Bình Phước: Vươn lên TOP đầu về cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử

    14:35, 18/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bình Phước: Xây dựng thương hiệu du lịch đặc trưng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO