Blockchain và “vùng xám” pháp lý

Diendandoanhnghiep.vn Cuối năm 2021, Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của blockchain. Sau đó, hàng loạt trò chơi blockchain ra đời trong thời gian ngắn thể hiện tham vọng khai phá thị trường mới và vươn lên tầm quốc tế.

>> Openlive NFT: Nơi nâng tầm và gìn giữ văn hóa Việt

Về khía cạnh tài chính, trò chơi blockchain có thể là ‘miền đất hứa’ nhưng nhìn ở góc độ pháp luật Việt Nam hiện hành, trò chơi blockchain đang rơi vào ‘vùng xám’ khiến cả người kinh doanh và người chơi có thể gặp rủi ro pháp lý bất cứ lúc nào.

"Play to earn" sẽ chỉ là một phép thử và không bao giờ trở thành xu thế chủ đạo của ngành công nghiệp game trong tương lai (ảnh minh hoạ).

Giao dịch vật phẩm NFT - thuộc vùng cấm hay không?

Trò chơi blockchain là loại trò chơi điện tử bao gồm các yếu tố của công nghệ blockchain. Các yếu tố này thường là việc sử dụng đồng tiền mã hóa hay token không thể thay thế (Non Fungible Token, NFT). Các NFT thường được phát hành dưới dạng là vật phẩm trong trò chơi điện tử trong trò chơi, có khả năng giao dịch để đổi ra tiền mã hóa phát hành kèm theo trò chơi đó, từ đây có thể giao dịch tiếp để đổi ra tiền mặt với giá trị có thể lên đến hàng triệu USD. Hiện nay, các trò chơi blockchain với mô hình chơi để kiếm tiền (pay-to-earn) cho phép người chơi vừa chơi vừa kiếm tiền bằng cách đầu tư, trao đổi vật phẩm trong trò chơi.

Tuy nhiên, giao dịch vật phẩm NFT như vậy đặt ra vấn đề là liệu hành vi này có thuộc quy định cấm trao đổi vật phẩm ảo theo pháp luật Việt Nam hiện hành hay không? Hiện nay vật phẩm ảo không được công nhận là tài sản tại Việt Nam. Khoản 4, 5 Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT quy định “Vật phẩm ảo chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử và theo đúng mục đích mà doanh nghiệp đã báo cáo. Vật phẩm ảo không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử.

Pháp luật Việt Nam quy định cấm mua bán vật phẩm ảo giữa những người chơi với nhau. Trường hợp vi phạm quy định cấm, người thực hiện hành vi phải chịu chế tài hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng phụ thuộc vào hành vi vi phạm.  Với hành vi mua bán vật phẩm ảo, người vi phạm sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo điểm b khoản 3 Điều 106 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP.

Với hành vi quy đổi vật phẩm ảo thành tiền hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử dưới bất kì hình thức nào, người vi phạm sẽ bị phạt từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng theo điểm a khoản 6 Điều 104 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP.

Thu thuế đối với giao dịch vật phẩm NFT, tiền mã hóa như thế nào?

Thuế đối với giao dịch vật phẩm NFT, tiền mã hóa từ trò chơi blockchain có thể được thu ở dạng thuế thu nhập đối với cá nhân và doanh nghiệp. Cũng có thể phải xem xét đến thuế bảo vệ môi trường vì nhiều báo cáo cho rằng hoạt động tạo dựng, vận hành hệ thống liên quan vật phẩm NFT, tiền mã hóa tiêu tốn lượng điện tương đương cả một quốc gia có thể góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề biến đổi khí hậu.

Axe Infitnity tạo tiếng vang trong cộng đồng game NFT quốc tế khi đạt được những thành công vang dội.

Axe Infitnity tạo tiếng vang trong cộng đồng game NFT quốc tế khi đạt được những thành công vang dội.

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, thuế thu nhập cá nhân đánh vào thu nhập từ tiền công, tiền lương; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ thừa kế, quà tặng; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. Vậy thu nhập từ giao dịch vật phẩm NFT, tiền mã hóa thuộc loại thu nhập nào để có cơ sở pháp lý cho việc thu thuế? Liệu có thể xếp thu nhập từ tiền mã hóa, vật phẩm NFT vào dạng thu nhập từ chuyển nhượng vốn hay không? Nghĩa là hành vi mua vật phẩm NFT, tiền mã hóa được xem như một hành vi đầu tư vốn hay không? Và dẫn đến câu hỏi vật phẩm NFT và tiền mã hóa có được coi là tài sản hay không?

Hiện giờ, vật phẩm NFT, tiền mã hóa có thuộc loại đối tượng được Nhà nước quản lý hay không, có được thừa nhận là một loại tài sản hay không vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Do đó, giao dịch vật phẩm NFT, tiền mã hóa chưa được coi là giao dịch chuyển nhượng tài sản nên chưa thể đánh thuế vào phần lợi tức phát sinh của cá nhân tham gia vào trao đổi NFT, tiền mã hóa. Thêm nữa, vấn đề ẩn danh trong giao dịch tiền mã hóa có thể là yếu tố gây khó khăn để xác định dòng thu nhập của cá nhân tham gia giao dịch.

Về phía doanh nghiệp cung cấp trò chơi blockchain, thu nhập có được từ hoạt động giao dịch vật phẩm NFT, tiền mã hóa vẫn được xem là nằm trong thu nhập từ hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên hình thức kinh doanh trò chơi blockchain, kết hợp trò chơi điện tử (Game) với tài chính (Finance) đi kèm với hoạt động phát hành tiền mã hóa có lẽ cần được xem xét thêm về mặt pháp lý. Còn về vấn đề có những doanh nghiệp trò chơi blockchain hiện nay có vốn hóa hàng tỷ đô la Mỹ nhưng đóng thuế thấp hơn kì vọng của xã hội cần có sự giải thích thêm. Vốn hóa của những doanh nghiệp dạng này là dựa trên giá trị quy đổi của số lượng tiền mã hóa phát hành tương tự như xác định vốn hóa của một doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Số tiền này không phải là cơ sở thu thuế thu nhập doanh nghiệp mà phải tính thực tế doanh thu của doanh nghiệp.

Vật phẩm NFT, tiền mã hóa nên được thừa nhận là một loại tài sản hợp pháp?

Vấn đề hệ sinh thái “tài sản mã hóa”. Hiện nay công nghệ blockchain đang được ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề khác nhau như thời trang, ẩm thực, hội họa, thể thao,… và có thể ứng dụng vào bất kì lĩnh vực nào để xa hơn là xây dựng vũ trụ ảo - nơi mà một số chính quyền địa phương như Thượng Hải (Trung Quốc) dự tính sẽ cung cấp dịch vụ công trên đó. Điều này kết hợp với việc chính quyền trung ương Trung Quốc thử nghiệm ví điện tử e-CNY dành cho đồng Nhân dân tệ số tại một số tỉnh thành phố trong đó gồm Thượng Hải có thể sớm tạo ra bước tiến mới liên quan đến tài sản số, cuộc sống số ở nước này và trên thế giới.

 Có thể thấy rằng sự phát triển của khoa học công nghệ là không thể đảo ngược nên trước những lợi ích và cả rủi ro mà công nghệ mang lại, rõ ràng Nhà nước cần có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người dân. Do đó, vấn đề công nhận hay không công nhận các sản phẩm mã hóa như vật phẩm NFT, tiền mã hóa là tài sản hợp pháp hay không trở nên quan trọng. Thêm vào đó khi giao dịch vật phẩm NFT, tiền mã hóa dựa trên công nghệ blockchain bằng ‘hợp đồng thông minh’ (Smart Contract, SC) thì việc xác định SC có hiệu lực hay vô hiệu theo quy định pháp luật hay không trở nên quan trọng.

Nếu tiến tới công nhận các sản phẩm mã hóa này là tài sản thì vấn đề đặt ra tiếp theo là chúng sẽ thuộc loại tài sản nào trong 04 loại tài sản theo Bộ luật Dân sự hiện hành là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản hay được coi là một loại tài sản mới?

Dù có thể còn nhiều câu hỏi pháp lý nữa xoay quanh trò chơi blockchain cũng như công nghệ blockchain, nhưng Nhà nước vẫn cần sớm đưa ra quan điểm rõ ràng về vấn đề này để đảm bảo lợi ích của cả chính quyền và người dân thay vì bỏ nhỏ như hiện nay khiến các rủi ro không được quản lý nên như ‘thòng lòng’ lơ lửng trên đầu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Blockchain và “vùng xám” pháp lý tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714170772 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714170772 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10