Doanh nghiệp

Bộ Công Thương "siết" nguyên liệu làm hàng xuất khẩu

Thy Hằng 13/04/2025 16:00

Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp kiểm soát chặt nguyên liệu làm hàng xuất khẩu nhằm tránh rủi ro với chính sách thương mại của Mỹ.

Trong văn bản gửi các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nêu rõ, hiện nay tình hình thương mại quốc tế diễn biến nhanh và khó lường trong bối cảnh Mỹ áp dụng chính sách thuế quan đối với nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Theo thuế đối ứng mà Mỹ đã ký thì sẽ thiệt hại cho ngành lâm nghiệp Việt Nam từ 2-3 tỷ USD, đồng thời ảnh hưởng tới toàn bộ chuỗi sản xuất của ngành lâm sản.
Bộ Công Thương khuyến cáo các đơn vị đảm bảo nguyên liệu sản xuất đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, gồm chất lượng, xuất xứ và truy xuất nguồn gốc.

Vì vậy, Bộ Công Thương khuyến cáo các đơn vị đảm bảo nguyên liệu sản xuất đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, gồm chất lượng, xuất xứ và truy xuất nguồn gốc.

Bên cạnh đó, các Hiệp hội cần hỗ trợ doanh nghiệp hội viên mở rộng, đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, hạn chế phụ thuộc vào một thị trường nguyên liệu nhập khẩu.

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, chủ động xây dựng kế hoạch thích ứng với tình hình thương mại quốc tế mới thông qua tìm kiếm khách hàng, đối tác từ các thị trường nhập khẩu còn nhiều dư địa, tiềm năng để khai thác và phát triển.

Khuyến cáo các doanh nghiệp hội viên lưu ý bảo đảm nguồn gốc nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tránh gian lận xuất xứ hàng hóa.

Theo Bộ Công Thương, thương mại toàn cầu đang có nhiều biến động khó lường, đặc biệt việc Mỹ áp dụng chính sách thuế quan với nhiều quốc gia, gồm Việt Nam. Ngày 9/4, ông Trump viết thông báo hoãn thuế đối ứng với các nước "không trả đũa", trong đó Việt Nam. Mức thuế đối ứng hiện áp dụng là 10%, trừ Trung Quốc.

Do đó, việc kiểm soát nghiêm ngặt nguyên liệu đầu vào được xem là giải pháp chủ động ứng phó, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Việt Nam và các đối tác mà không làm gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nước.

AmCham cũng không né tránh thực tế thách thức vẫn còn phía trước. Mức thuế 10% vẫn đang chờ áp dụng.
Kiểm soát nghiêm ngặt nguyên liệu đầu vào được xem là giải pháp chủ động ứng phó với rào cản thương mại từ các thị trường.

Trước đó, trao đổi với báo chí tại họp báo thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng nhấn mạnh yêu cầu phải tìm kiếm những thị trường mới, khai mở những thị trường tiềm năng.

Thứ trưởng khuyến nghị các doanh nghiệp ngoài rà soát hoạt động kinh doanh của mình, cần chủ động trao đổi với đối tác nhập khẩu các nước để cùng nhau đưa ra giải pháp phù hợp.

Theo số liệu của Cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I đạt hơn 202,5 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ 2024. Trong đó, xuất khẩu tăng 10,6% và nhập khẩu tăng 17%.

Về cơ cấu, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt gần 91 tỷ USD, chiếm 88,4% kim ngạch xuất khẩu. Trong khi, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm xấp xỉ 94% kim ngạch nhập khẩu, đạt hơn 93,5 tỷ USD.

Năm 2024, quy mô ngoại thương của Việt Nam xấp xỉ 800 tỷ USD và dự báo sẽ sớm đạt mốc 1.000 tỷ USD. Việt Nam đã lọt top 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất thế giới, nhưng đi kèm theo đó là những rủi ro liên quan đến xuất xứ hàng hóa, gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp, nếu những vấn đề này không được quản chặt.

Bối cảnh hiện tại, doanh nghiệp được khuyến nghị đẩy nhanh việc đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một thị trường, dẫn đến nguy cơ có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện hay áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp xuất khẩu từ Việt Nam gia tăng đột biến.

Tính đến nay, đã có 282 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 25 thị trường và vùng lãnh thổ điều tra đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong số này có tới 39 vụ việc liên quan đến chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Thị trường áp dụng biện pháp "chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại" nhiều nhất với hàng hóa Việt Nam là Mỹ. Biện pháp chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại được các quốc gia sử dụng nhằm ngăn chặn các hành vi thay đổi nguồn gốc của các mặt hàng xuất khẩu đang bị áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp để “né” thuế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bộ Công Thương "siết" nguyên liệu làm hàng xuất khẩu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO