Doanh nghiệp

Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Nông sản mở rộng thị trường, nâng cao giá trị

Thy Hằng 05/04/2025 03:47

Giữ vững chiến lược "dĩ bất biến, ứng vạn biến", nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị, mở rộng thị trường và bứt phá mặt hàng chủ lực bù đắp tác động từ “cơn lốc” thuế quan Mỹ.

Sau Sắc lệnh hành pháp, áp dụng mức thuế tối thiểu và bổ sung lên 180 thị trường nhập khẩu, trong đó, Việt Nam chịu mức thuế 46%, thuộc top cao thế giới nhiều ý kiến bày tỏ bất ngờ và quan ngại với hàng hoá Việt sang thị trường này, trong đó có nông sản.

EU bổ sung mức dư lượng tối đa (MRLs) asen vô cơ trong cá và các loại thủy sản khác từ 0,05 – 1,5 ppm.
Năm 2024, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ đem về 13,8 tỷ USD, chiếm 21,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.

Thậm chí, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho biết, rất sửng sốt khi biết tin Mỹ sẽ áp thuế đối ứng lên hàng hoá Việt Nam với mức thuế tới 46%.

“Chúng tôi đang hào hứng tự tin cả năm sẽ vượt mục tiêu xuất khẩu, thậm chí có thể hướng đến mốc tiệm cận 70 tỷ USD. Tuy nhiên, với mức thuế mới quá cao tại Mỹ, xuất khẩu nông sản sang thị trường này thời gian tới chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trong những ngày tới, chúng tôi sẽ cần phải đánh giá lại và triển khai các giải pháp phù hợp để duy trì đà tăng trưởng. Các ngành hàng cần điều chỉnh chiến lược sản xuất, xuất khẩu để đáp ứng tình hình mới”, Thứ trưởng Tiến nói.

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong cơ cấu thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản đi hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Năm 2024, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ đem về 13,8 tỷ USD, chiếm 21,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Mỹ là thị trường đứng đầu trong số các thị trường xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam.

Để ứng phó với “cơn lốc” thuế quan này, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, trước hết, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp với các Bộ khác tiếp tục làm việc với các cơ quan quản lý của Mỹ, để đàm phán, thuyết phục họ điều chỉnh lại mức thuế sao cho có lợi cho nông sản nước ta.

Bên cạnh đó, một trong những hướng đi quan trọng là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn của Mỹ.

“Dù khó khăn như thế nào, chúng ta vẫn cần giữ vững chiến lược "dĩ bất biến, ứng vạn biến", tập trung cho sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Giao dịch xuất khẩu gạo của Việt Nam diễn ra chậm bởi thị trường nhập khẩu lớn như Philippines và Indonesia ít mua vào.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn của Mỹ.

Hướng giải pháp thứ hai, phải mở rộng thị trường, không phụ thuộc vào một thị trường. Trong đó, thị trường Trung Quốc hiện đứng thứ hai cho xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam. Nếu quan hệ Việt Nam và Trung Quốc ổn định, thì còn rất nhiều mặt hàng của Việt Nam có thể xuất khẩu sang Trung Quốc. Điều này càng đặc biệt khi Thứ trưởng cho biết chúng ta đã ký một số nghị định về sầu riêng đông lạnh, động vật tiêm vắc-xin giảm bị đông máu ví dụ cá sấu, khỉ, và rất nhiều đối tượng khác, cả những người trồng trọt, thuỷ sản.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, chúng ta có thể xuất khẩu mạnh vào thị trường lớn khác. Ngoài Trung Quốc, thị trường châu Âu cũng chiếm tới 44% kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản và cần tiếp tục phát triển thị trường này.

“Ngành nông nghiệp cần vừa tổ chức lại sản xuất, vừa ứng dụng công nghệ theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW, để nâng cao giá trị, năng suất, chất lượng, hạ giá thành, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn của thị trường Mỹ và mở rộng các thị trường khác cũng rất nhiều tiềm năng với nông sản Việt Nam”, Thứ trưởng nhận định.

Bên cạnh mở rộng thị trường, Thứ trưởng cũng cho biết nhiều ngành hàng chủ lực đang có mức tăng trưởng cao có thể bứt phá vào tăng trưởng năm nay, bù đắp cho những tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ. “Mỗi đối tượng xuất khẩu có "điểm nghẽn" riêng cần khơi thông bằng cách nâng cao năng lực, chủ động hội nhập, tăng sản lượng và giá trị, góp phần đạt mục tiêu xuất khẩu đạt 64-65 tỷ USD vào năm 2025 và các năm tiếp theo”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Nông sản mở rộng thị trường, nâng cao giá trị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO