Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Cách mạng 4.0 tạo "điểm gãy" chuyển đổi số và tạo đà tăng trưởng

Thy Hằng 17/01/2019 16:10

Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, cuộc cách mạng 4.0 đã tạo “điểm gãy” giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và tạo tăng trưởng mức độ cao.

Theo Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, chuyển đổi số đã diễn ra trước đó mà không phải chờ tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng 4.0 đã tạo “điểm gãy” giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và tạo tăng trưởng mức độ cao.

Theo Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, chuyển đổi số đã diễn ra trước đó mà không phải chờ tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng 4.0 đã tạo “điểm gãy” giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và tạo tăng trưởng mức độ cao.

Theo Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam chiều ngày 17/1.

Cuộc cách mạng về chính sách và tư duy

Công nghệ số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sinh ra những hình thức kinh doanh mới, nhưng từ đây các thách thức mới xuất hiện. “Cuộc cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng về chính sách, về tư duy thay vì một cuộc cách mạng đơn thuần về công nghệ”, Bộ trưởng Hùng nhấn mạnh.

Theo đó, chính sách và tư duy được nhắc đến ở đây là việc Chính phủ có sẵn sàng chấp nhận cái mới và phá bỏ cái cũ hay không. “Uber ra đời thách thức những hãng taxi truyền thống, Fintech ra đời thách thức các nghiệp vụ của ngân hàng”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, khi đã chấp nhận, Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông cũng cho rằng, thời điểm chấp nhận cũng là yếu tố quan trọng không kém. Nếu Chính phủ là người chấp nhận cuối cùng thì hiệu quả thực tế không cao, bởi trong một giai đoạn tăng trưởng cao, việc đi sau người khác đã được xem là mất cơ hội.

Chính phủ có sẵn sàng chấp nhận cái mới và phá bỏ cái cũ hay không

Theo Bộ trưởng Nguễn Mạnh Hùng, Chính phủ phải sẵn sàng chấp nhận cái mới và phá bỏ cái cũ.

"Nếu chấp nhận cái mới, công nghệ mới sẽ xuất hiện, người tài sẽ về và Việt Nam sẽ tạo ra cái nôi về công nghệ", Bộ trưởng Hùng nhận xét.

Là người đi đầu, Việt Nam có thể chịu thiệt thòi nhưng khi đã có một chính sách có tính cạnh tranh toàn cầu, người Việt sẽ không cần ra ngoài làm công nghệ số mà nhân tài nước ngoài sẽ về Việt Nam làm công nghệ, đầu tư cho công nghệ.

Có thể bạn quan tâm

  • Đưa Việt Nam trở thành “một con hổ mới” của kinh tế châu Á

    Đưa Việt Nam trở thành “một con hổ mới” của kinh tế châu Á

    15:16, 17/01/2019

  • Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: Chúng ta không nhất thiết phải là “tù nhân” của điện than

    Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: Chúng ta không nhất thiết phải là “tù nhân” của điện than

    10:40, 17/01/2019

  • Bốn thách thức trong phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam

    Bốn thách thức trong phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam

    10:00, 16/01/2019

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2019 

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2019 

    14:47, 11/01/2019

Giải bài toán nhân lực cho cách mạng 4.0

Trước ý kiến cho rằng cách mạng 4.0 có thể cướp đi việc làm của con người, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông cho rằng, điều này là không đúng khi thực tế công việc là "vô hạn".

"Khoảng cách từ một điểm đến vô hạn và một điểm cao hơn một chút đến vô hạn, thực ra đều là vô hạn. Máy móc có thể thay thế con người làm một số việc, nhưng cũng nhiều công việc mới sẽ xuất hiện từ các cuộc cách mạng về công nghệ", Bộ trưởng Hùng nói và cho rằng, việc cần thiết là giải bài toán nhân lực để thích nghi với sự thay đổi về việc làm.

Bởi theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, công nghệ số, chuyển đổi số, kinh tế số là xu thế toàn cầu, là một trào lưu "không thể đảo ngược".

"Thế giới vật lý đang được ảo hoá, đời sống thực đang bị ánh xạ vào không gian mạng, quá trình sáng tạo, sản xuất kinh doanh ngày càng diễn ra nhiều hơn trên không gian mạng. Với sự xuất hiện của cách mạng 4.0, thế giới đang ở "điểm gãy" của quá trình chuyển đổi số, tạo tăng trưởng mức độ cao", Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông nhấn mạnh đây là cơ hội để hiện thực hoá khát vọng Việt Nam.

Theo đó, kinh tế số sẽ tạo ra điểm bứt phá, giúp tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động, giúp tăng trưởng bền vững, bao trùm và tăng cơ hội cho nhiều người hơn tham gia vào nền kinh tế. Việc đào tạo phải “đi hai chân”, nghĩa là vừa đào tạo mới, lại vừa phải đào tạo lại. Các trường đại học, cao đẳng cần có những khóa đào tạo lại và nâng cao, kéo dài chỉ 6-12 tháng để cấp chứng chỉ. Khi đó có thể phổ cập kiến thức về kinh tế số công nghệ hiện đại.

Để làm được điều này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng cần tiến hành theo 3 bước. Bước một, cần đẩy nhanh số hóa các ngành công nghiệp, xây dựng Chính phủ điện tử, áp dụng trong toàn xã hội. Từ đó giúp tăng năng suất và hiệu quả của nền kinh tế.

Bước hai, Chính phủ phải coi số hóa là một lợi thế cạnh tranh.

Bước ba, số hóa nền kinh tế một cách toàn diện và coi đó là một động lực quan trọng cho tăng trưởng.

Cuối cùng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh khi Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra, tương lai không nằm trên đường thẳng, không giống truyền thống, không diễn ra tuần tự. Do đó, đòi hỏi quan trọng hiện nay là tư duy đột phá và hành động.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Cách mạng 4.0 tạo "điểm gãy" chuyển đổi số và tạo đà tăng trưởng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO