Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết 4 điểm sáng của nền kinh tế gồm: Thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, giải ngân đầu tư công vượt mức và thành tựu về đối ngoại.
>>>Standard Chartered: Tăng trưởng GDP quý 3 của Việt Nam sẽ đạt 5,1%
Tại Tọa đàm Kinh tế việt Nam vượt những "cơn gió ngược" ngày 5/9, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, trong 9 tháng vừa qua, đất nước ta có khá nhiều kết quả nổi bật.
Đầu tiên là tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 4,24%. Trong kết quả này, quý III GDP đạt 5,33% là con số rất tích cực so với cùng kỳ năm ngoái và kết quả này đã bù cho kết quả các quý trước và 9 tháng đạt kết quả chung GDP 4,24%. Có thể thấy, Việt Nam đã đạt kết quả tăng trưởng GDP khá cao so với các nước khác.
Để có sự phục hồi như vậy, theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, chúng ta đã khá lên sau từng tháng, kết quả tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau đạt cao hơn quý trước. “Chúng ta đã ứng phó thành công với những "cơn gió ngược" của năm nay nhờ cách chỉ đạo điều hành linh hoạt, kịp thời của Chính phủ trong bối cảnh kinh tế thế giới, tình hình lạm phát toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nước ta”, ông Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Phân tích kỹ hơn việc ứng phó và vượt qua những khó khăn, thách thức được coi là những, trở lực, "cơn gió ngược" như thế nào, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá cao công tác điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong 9 tháng vừa qua. Sự điều hành linh hoạt, hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi, điều hành tỉ giá phù hợp, đảm bảo tính thanh khoản của toàn hệ thống.
>>>Việt Nam là "người hùng" của quá trình hồi phục kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương
“Thứ hai, chúng ta cũng vượt qua "cơn gió ngược" về lạm phát. CPI 6 tháng đầu năm khá cao nhưng CPI 9 tháng tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước so với dư địa 4,5% mà Quốc hội cho phép. Trong những tháng cuối năm, chúng ta hoàn toàn có thể điều hành được”, ông Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Đồng thời cho biết điểm sáng thứ ba là giải ngân đầu tư công. “Năm nay là năm có lượng vốn đầu tư công cao nhất từ trước đến nay, do đó thách thức về giải ngân vô cùng lớn. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công sau 9 tháng đạt 51% là kết quả rất đáng khích lệ”, Thứ trưởng nhấn mạnh. Đồng thời cho biết trong rất nhiều năm qua, hiếm có năm nào sau 9 tháng kết quả giải ngân đạt được trên 50% mà thường dồn giải ngân vào những tháng cuối năm.
Cuối cùng, điểm nổi bật trong năm nay khi bối cảnh thế giới nhiều biến động thì đất nước đã đạt nhiều kết quả rất tốt về đối ngoại. Đây là nội dung rất quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng cả năm.
Trên thực tế, 9 tháng đầu năm Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP rất ấn tượng 4,24%, đây là mức tăng khá trong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu, đặc biệt tốc độ tăng trưởng quý sau đã cao hơn quý trước, cụ thể quý I tăng 3,28%; quý II tăng 4,05%; quý III tăng 5,33% được nhận định là tín hiệu hết sức tốt lành.
GDP tăng 4,24% trong 9 tháng, thấp xa so với mục tiêu, nhưng vẫn là kết quả hết sức khả quan. Nhìn ra thế giới, các nền kinh tế lớn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, như kinh tế châu Âu nói chung, khu vực EU nói riêng giảm sút trong bối cảnh lạm phát ở mức cao; Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và không đạt mức kỳ vọng; kinh tế Nhật Bản chưa bước vào chu kỳ tăng trưởng mới và thoát khỏi tình trạng giảm phát kéo dài; kinh tế ASEAN có sự cải thiện, nhưng các quốc gia ASEAN 5 (ngoại trừ Việt Nam) vẫn đang áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, nên đạt được tốc độ tăng trưởng cao là rất khó.
Mặc dù vậy, hoạt động sản xuất, kinh doanh đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, nên Tổng cục Thống kê đã tính toán và dự báo, năm nay, GDP chỉ tăng trưởng xung quanh mức 5%. Đạt được mức tăng trưởng 5% cũng không dễ, vì để đạt con số này, GDP quý IV/2023 phải tăng tối thiểu 7%, đồng thời nhiều khó khăn thách thức tụ thành những “cơn gió ngược” đang khiến bức tranh nền kinh tế trở nên khó khăn.
Có thể bạn quan tâm
02:30, 30/09/2023
14:20, 19/09/2023
15:07, 14/09/2023
05:00, 12/09/2023
04:10, 09/09/2023