Brexit và những thách thức với Thủ tướng Anh

Trương Khắc Trà 26/11/2018 13:33

Brexit dần biến thành cuộc đấu đá chính trị khốc liệt giữa các đảng phái, Thủ tướng Anh Theresa May có thể sẽ gặp nhiều thách thức khi trình Quốc hội nước này thông qua dự thảo thỏa thuận Brexit.

Brexit đã tiến tới "cửa ải" cuối cùng đó là Quốc hội Anh (Thủ tướng Anh dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua dự thảo thỏa thuận Brexit trước Giáng sinh năm nay) sau khi Uỷ ban Châu âu (EC) đã thông qua thỏa thuận này. Nhưng cũng chính tại đây Thủ tướng Theresa May gặp trắc trở lớn nhất, đó là sự giận dữ của nhiều Nghị sỹ.

Và như vậy, một vài Nghị sỹ có tiếng nói có trọng lượng trong Quốc hội Anh đã xem thỏa thuận Brexit như một sự cầu cứu non nớt và ảo tưởng. Thủ lĩnh đảng Bảo thủ còn chỉ trích mạnh mẽ hơn: "Đó là thứ Brexit mù quáng mà tất cả mọi người đều lo ngại một cú nhảy vào…vô định”.

Số phận chính trị của Thủ tướng Theresa May trở nên khó lường

Số phận chính trị của Thủ tướng Theresa May trở nên khó lường khi Brexit lâm vào ngõ cụt

Hai năm qua Brexit làm đảo trộn tình hình nước Anh, gây mâu thuẫn chưa từng có giữa các đảng phái chính trị trong Liên hiệp. Và thực tế - Brexit giường như là công việc riêng của EU, kể cả nước Anh vẫn chưa cảm thấy được lợi như thế nào.

Có thể bạn quan tâm

  • Brexit đỗ vỡ, Chính phủ Anh sẽ tan rã?

    Brexit đỗ vỡ, Chính phủ Anh sẽ tan rã?

    05:31, 18/11/2018

  • Dự thảo thỏa thuận Brexit có dễ qua

    Dự thảo thỏa thuận Brexit có dễ qua "cửa ải" Nghị viện Anh?

    14:30, 15/11/2018

  • EU chính thức thông qua dự thảo thỏa thuận Brexit

    EU chính thức thông qua dự thảo thỏa thuận Brexit

    18:00, 25/11/2018

  • "Số phận" dự thảo thỏa thuận Brexit sẽ ra sao?

    17:07, 21/11/2018

Việc Thủ tướng Anh trình Quốc hội nước này thông qua dự thảo thỏa thuận Brexit có thể dẫn tới 2 kịch bản như sau:

Thứ nhất, nếu EC gỡ bỏ “backstop”, tức là để cho Brexit toàn phần có thể diễn ra - không buộc Bắc Ireland mở cửa biên giới tiếp tục chịu tác động về thuế quan chung của EU, thì bà May mới thuyết phục được Quốc hội bỏ phiếu tán thành dự thảo thỏa thuận Brexit.

Thứ hai, nếu EU không chịu nhượng bộ “backstop”, thì Quốc hội Anh không dễ gì thông qua dự thảo thỏa thuận Brexit, bởi giới chính trị gia ở Liên hiệp Anh không chấp nhận “một quốc gia bị tác động quá sâu bởi bên ngoài”.

Như vậy, tình hình căng thẳng sẽ tiếp tục tái diễn, tình trạng này cũng nảy sinh hai hướng giải quyết: Một là, thực hiện trưng cầu ý dân lần hai để quyết định số phận của Brexit; Hai là, kéo dài thêm lộ trình Brexit để bà May có thời gian thuyết phục Quốc hội.

Cách làm thứ hai không có lợi cho Chính phủ Anh, nhất là khi nhiều thế lực chính trị muốn thổi bùng mâu thuẫn để soán ngôi lãnh đạo đất nước của đảng Bảo thủ. Thực ra, bà May đã đi sai nước cờ khi đẩy nhanh tiến độ bầu cử sớm hồi năm ngoái.

Đúng như dự đoán, đảng Bảo thủ của Thủ tướng đương nhiệm không giành đủ số ghế (236/650) trong Quốc hội để toàn quyền quyết định các vấn đề chính trị hệ trọng. Đó là nguyên nhân khiến cho Brexit bị phản ứng dữ dội bởi phe đối lập, lẫn đồng minh.

Sự thất bại của Chính phủ Anh trong Brexit không còn là nguy cơ, rất nhiều khả năng sẽ có cuộc trưng cầu dân ý thứ hai, sau khi mọi thứ lâm vào bế tắc. Nếu đa số người dân phản đối Brexit, số phận chính trị của bà May rất có thể phải dừng lại.

Cho đến nay, vì sao Brexit lâm vào khủng hoảng vẫn là câu được hỏi nhiều nhất trên báo chí quốc tế. Nguyên nhân của nó không phải là ở Quốc hội hay bà Thủ tướng.

Vị thế và vai trò của nước Anh quá lớn nên EU không muốn mất đi thành viên này. Chưa bàn đến việc mất đi khoản đóng góp bằng kinh tế của Anh mà về mặt thương hiệu - nếu Anh rời bỏ EU sẽ là tổn hại về mặt hình ảnh.

Về lâu dài có thể tạo ra cuộc khủng hoảng “ly khai” trong khối, ngoài Anh, còn có Italy và Áo đã manh nha ý định “chia tay” EU vì những lý do khác nhau, song nó cho thấy dường như EU đã quá già cỗi, cứng nhắc về chính sách, thể chế…buộc phải cải tổ.

“Rắn mặt” với Anh, EU trực tiếp gửi thông điệp đến những thành viên có ý định dứt áo ra đi, rằng: không dễ rũ bỏ “trách nhiệm”, ngay cả khi thế lực lớn nhất là người dân có nguyện vọng.

Đấu đá phe cánh, tranh giành ảnh hưởng là đặc trưng không thể thiếu ở những quốc gia có nhiều đảng phái chính trị. Brexit cho thấy rất rõ điều này. Cụ thể, quyền nắm giữ Chính phủ, Quốc hội là mục tiêu không chỉ của đảng Bảo thủ!

Còn nhớ vào năm 2017, 3 vụ tấn công khủng bố liên tiếp trong vòng 2 tháng, trong đó có 2 vụ ngay tại London, thậm chí có vụ xảy ra chỉ 5 ngày trước cuộc tổng tuyển cử, được xem là một trong những nguyên nhân làm thay đổi cục diện cuộc bầu cử tại Anh.

Brexit dần biến thành cuộc đấu đá chính trị khốc liệt, bà May đang yếu thế, rời EU xem chừng là nhiệm vụ khó khăn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Brexit và những thách thức với Thủ tướng Anh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO