Theo một khảo sát người tiêu dùng toàn cầu của Mastercard, gần 40% người tiêu dùng được hỏi cho biết đã sử dụng phương thức thanh toán không tiếp xúc.
Trong tháng 2 và tháng 3, khi nhiều quốc gia áp đặt hoặc tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội do dịch bệnh COVID-19, phần lớn người tiêu dùng đã chuyển sang hình thức thanh toán bằng thẻ không tiếp xúc khi mua các mặt hàng thiết yếu. 79% người dân trên phạm vi toàn cầu và 91% người dân tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết họ hiện đang sử dụng thanh toán không tiếp xúc vì đây là phương thức này sạch hơn và an toàn hơn.
Cuộc thăm dò ý kiến người tiêu dùng của Mastercard về sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng tại 19 quốc gia trên thế giới đã cho thấy một bức tranh về tốc độ ứng dụng phương thức thanh toán không tiếp xúc ngày càng tăng và sẽ tiếp tục được duy trì.
Hành vi mua trứng, giấy vệ sinh, thuốc và các nhu yếu phẩm khác của người tiêu dùng tại các cửa hàng đã thay đổi đáng kể trong năm nay. Người tiêu dùng phải thích nghi trước những thách thức mới khi mua đồ tiêu dùng hàng ngày, dẫn đến sự thay đổi rõ ràng trong hành vi mua sắm tại các điểm thanh toán - mọi người bày tỏ mong muốn sử dụng thẻ không tiếp xúc và thể hiện sự lo ngại về yếu tố vệ sinh cũng như tính an toàn tại điểm bán hàng.
Khảo sát mới đây do Mastercard thực hiện cho thấy, nhận thức về an toàn và tiện lợi đã thúc đẩy ưu tiên sử dụng thẻ không tiếp xúc và nhắc người tiêu dùng về sự dễ dàng khi chỉ cần chạm thẻ. 46% số người được hỏi trên phạm vi toàn cầu đã dành vị trí thuận tiện nhất trong ví cho chiếc thẻ có tính năng thanh toán không tiếp xúc. 51% người dân tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã thực hiện việc chuyển đổi này.
Phần lớn những người được khảo sát (82%) trên toàn cầu cho rằng thanh toán không tiếp xúc là hình thức thanh toán sạch hơn, tỷ lệ này tại châu Á - Thái Bình Dương là 80%. Thanh toán không tiếp xúc tăng gấp 10 lần so với các phương thức thanh toán tiếp xúc trực tiếp khác và cho phép khách hàng ra vào cửa hàng nhanh chóng hơn.
Chúng ta đang trải qua giai đoạn mà người tiêu dùng đặc biệt chú ý tới việc mua hàng. Điều này sẽ đẩy mạnh thanh toán không tiếp xúc tại các thị trường phát triển, đồng thời khuyến khích thanh toán không tiếp xúc tại các thị trường mới. Xu hướng này sẽ được duy trì. 74% người dân trên toàn cầu và 75% người dân tại các nước châu Á - Thái Bình Dương cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng phương thức thanh toán không tiếp xúc sau khi đại dịch kết thúc.
Ông Sandeep Malhotra, Phó Chủ tịch Điều hành, Phụ trách Sản phẩm & Đổi mới Sáng tạo của Mastercard tại châu Á - Thái Bình Dương cho biết: “Khảo sát của Mastercard cho thấy một sự chuyển dịch rõ ràng sang phương thức thanh toán không tiếp xúc, đặc biệt là tại châu Á - Thái Bình Dương, khi COVID-19 thay đổi bức tranh về thanh toán và cách mọi người mua sắm ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Thực tế, 75% người tiêu dùng có ý định tiếp tục sử dụng phương thức thanh toán chạm-và-đi sau đại dịch và đây là một dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy người tiêu dùng nhận thức được lợi ích lâu dài của một phương thức thanh toán an toàn hơn, sạch hơn, giúp họ ra khỏi cửa hàng nhanh hơn và có trách nhiệm với xã hội hơn”.
Trong nhiền năm qua, Mastercard luôn đi đầu về thanh toán không tiếp xúc trên toàn cầu. Đây là phương thức thanh toán đơn giản, an toàn và nhanh chóng. Người tiêu dùng hiện nay ngày càng cố gắng ra vào cửa hàng một cách nhanh chóng mà không cần chạm vào các thiết bị thanh toán. Dữ liệu của Mastercard cho thấy các giao dịch không tiếp xúc trên toàn cầu trong quý 1/2020 đã tăng hơn 40%. Hơn 80% giao dịch không tiếp xúc có giá trị dưới 25 USD, mức chủ yếu được thanh toán bằng tiền mặt.
Mặc dù các quốc gia trên thế giới đang ở các giai đoạn khác nhau về triển khai và sử dụng thẻ thanh toán không tiếp xúc khi mua sắm hàng ngày, nghiên cứu chuyên sâu của Mastercard về xu hướng thanh toán tại các cửa hàng tạp hóa và nhà thuốc, nơi bán rất nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm hàng ngày khác nhau, cho thấy thanh toán không tiếp xúc tăng mạnh trong tháng 2 và tháng 3 tại hầu hết tất cả các khu vực.
Có thể bạn quan tâm
04:00, 12/03/2020
05:13, 13/02/2020
16:23, 06/02/2020
10:39, 05/02/2020
11:30, 14/01/2020