Bước đi chiến lược của EDF Renewables ở Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn 100 triệu USD sẽ là số tiền mà tập đoàn EDF Renewables đầu tư vào điện mặt trời áp mái tại Việt Nam, thị trường năng lượng mặt trời số 3 thế giới.

Mới đây, EDF Renewables của Pháp đã đầu tư vào công ty SkyX Solar, công ty thành viên của VinaCapital. Theo công bố đầu tư cho biết, 100 triệu USD tổng hợp này sẽ dành cho việc phát triển 200 megawatt điện mặt trời áp mái trong vòng 2-3 năm tới, để phục vụ khách hàng thương mại và công nghiệp tại Việt Nam.

"Ông lớn" năng lượng tái tạo của Pháp, EDF Renewables, sẽ đầu tư "khủng" vào Việt Nam.

Theo nhận định của VinaCapital, trong vòng vài năm trở lại đây, “khu vực nội địa của Việt Nam đã phát triển từ hầu như không có gì trở thành thị trường năng lượng mặt trời hàng đầu Đông Nam Á”.

Và có vẻ như công ty đã sớm nhận ra vai trò quan trọng của nguồn năng lượng sạch đối với sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế Việt Nam từ vài năm trước. Những dấu ấn đầu tiên trong tham vọng thống lĩnh thị trường này là việc thành lập SkyX Solar vào năm 2019 của VinaCapital.

Hiện tại, SkyX đã phát triển thành công ty dẫn đầu thị trường điện mặt trời áp mái phục vụ khách hàng thương mại và công nghiệp trong nước. Họ đang vận hành các dự án với tổng công suất khoảng 30 MWp. Khách hàng của SkyX bao gồm các nhà máy và nhà kho trong và xung quanh Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh doanh của Việt Nam, đang tìm cách lắp đặt các tấm pin mặt trời.

Trong khi đó, EDF Renewables là tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu trên thế giới, với tổng công suất lắp đặt trên toàn cầu lên đến 13,8 GW, chủ yếu tập trung phát triển điện gió và điện mặt trời. Theo Statista, EDF Energy là công ty điện giá trị nhất ở châu Âu tính đến hết năm 2020 với giá trị xấp xỉ 12 tỷ USD.

Tuy nhiên, EDF Renewables chỉ hoạt động chủ yếu ở châu Âu và Bắc Mỹ và hiện tại, họ cũng đang tìm cách mở rộng phạm vi hoạt động sang các khu vực mới nổi đầy triển vọng như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Úc và Trung Đông.

Dự án đầu tư vào SkyX Solar cũng là bước đầu tiên để hiện thực hóa tham vọng đặt chân vào thị trường năng lượng sôi động nhất khu vực Đông Nam Á của “ông lớn” năng lượng Pháp, EDF Renewables.

Những năm gần đây, có một sự bùng nổ quang điện mặt trời tại Việt Nam.

Những năm gần đây, có một sự bùng nổ điện mặt trời tại Việt Nam.

Có thể nói, trong những năm gần đây, người ta đã chứng kiến sự bùng nổ quang điện mặt trời tại Việt Nam, giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển đổi năng lượng lớn và nhanh chóng trong nước. Công suất điện mặt trời của Việt Nam đã tăng từ chỉ 86 MW vào năm 2018 lên 4.750 MW vào năm 2019. 

Đến cuối năm 2020, công suất điện mặt trời lắp đặt đã đạt khoảng 16.500MW, bằng khoảng 1/4 công suất điện lắp đặt của cả nước, theo một số liệu được công bố từ Báo Nhân dân. Con số này vượt xa mục tiêu năm 2020 là 850 MW. Với công suất này, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để có công suất lắp đặt điện mặt trời lớn nhất trong số các thành viên của ASEAN. 

Hệ thống điện mặt trời đã tạo ra khoảng 10,6 TWh điện vào năm 2020, chiếm khoảng 4% tổng sản lượng điện. Năng lượng mặt trời trên mái nhà đóng góp khoảng 48% tổng công suất năng lượng mặt trời của Việt Nam vào cuối năm 2020.

Theo công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, Việt Nam hiện tại là thị trường lớn nhất trong khu vực về điện gió và năng lượng mặt trời, lắp đặt nhiều công suất năng lượng mặt trời hơn tất cả trừ hai quốc gia trên thế giới vào năm 2020 .

Theo Bộ Công Thương cho biết, hiện tại ở Việt Nam, các nguồn điện năng lượng tái tạo tiếp tục được ưu tiên phát triển với tỉ lệ hợp lý, hài hòa giữa các miền, bảo đảm các tiêu chí kinh tế, kỹ thuật và vận hành, phù hợp với chương trình phát triển hệ thống điện tổng thể giai đoạn tới năm 2030. Với mục tiêu năng lượng tái tạo (không tính thủy điện) sẽ tăng từ mức khoảng 17.000 MW hiện nay lên tới 31.600 MW vào năm 2030, chiếm tỉ lệ khoảng 24,3% tổng công suất đặt toàn hệ thống.

Đặc biệt, theo Bộ Công Thương khẳng định vào hồi tháng 8 vừa qua, kế hoạch Phát triển điện VIII sẽ hạn chế tối đa phát triển thêm nhà máy nhiệt điện than mới. Chỉ những dự án nhiệt điện than đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh, mới được tiếp tục triển khai.

Đồng thời theo ngân hàng HSBC, một bên khác của dự án ADB đã cho biết: “Để thu hút nhiều hơn đầu tư nước ngoài và cung cấp cho các công ty nước ngoài năng lượng bền vững hơn, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với năng lượng tái tạo”.

Chính phủ Việt Nam đang Việt Nam, các nguồn điện năng lượng tái tạo tiếp tục được ưu tiên phát triển

Chính phủ Việt Nam đang ưu tiên phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo.

Chính vì vậy, Yalim Ozilhan, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của EDF Renewables, đã nhận định rằng, năng lượng tái tạo là một trong những lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam và với thế mạnh về giải pháp điện mặt trời áp mái trên toàn cầu, EDF rất quan tâm và mong muốn đầu tư mở rộng phạm vi hoạt động của mình tại thị trường này..

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bước đi chiến lược của EDF Renewables ở Việt Nam tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713572667 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713572667 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10