“Cơn khát” LNG của các công ty năng lượng Trung Quốc

NGUYỄN CHUẨN 28/09/2021 05:00

Các công ty năng lượng Trung Quốc đang tìm cách tăng cường mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu.

Nguồn cơn của “cơn khát” LNG?

Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Quốc gia này đã liên tiếp trải qua quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng. Sự bùng nổ kinh tế và mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu được gọi là “Phép màu Đông Á” đã duy trì nhu cầu dẫn đầu toàn cầu về năng lượng và tài nguyên.

Sự bùng nổ kinh tế và mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu được gọi là “Phép màu Đông Á” đã duy trì nhu cầu dẫn đầu toàn cầu về năng lượng và tài nguyên.

Sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc đã duy trì nhu cầu dẫn đầu toàn cầu về năng lượng và tài nguyên.

Kể từ khi Trung Quốc trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào đầu những năm 2000, nền kinh tế của nước này đã trải qua một đợt tăng trưởng mạnh mẽ, với mức tăng trưởng GDP trung bình khoảng 10%. Nhu cầu về năng lượng và các nguyên liệu thô khác của Trung Quốc trong thời kỳ được mệnh danh là “siêu chu kỳ hàng hóa”, mạnh đến mức giá dầu, khí đốt, than đá, kim loại và các nguồn tài nguyên quan trọng khác luôn duy trì mức cao và kéo dài. 

Thêm vào đó, ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, gói kích thích kinh tế của chính phủ Trung Quốc khiến nước này đã phải trải qua một đợt phục hồi hình chữ V, chủ yếu là do chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.

Sự tăng trưởng chưa từng có như vậy gây áp lực rất lớn đối với nguồn cung năng lượng của Trung Quốc. Từ đó đã đưa quốc gia này trở thành một trong những nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới. Năm 2017, Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc để trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn thứ hai và có thể vượt qua Nhật Bản để thành nhà nhập khẩu LNG lớn nhất vào năm 2021.

Trung Quốc đang trên đà trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn nhất vào năm 2021.

Trung Quốc đang trên đà trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn nhất vào năm 2021.

Mặc dù từ lâu, Bắc Kinh đã rất tích cực theo đuổi chiến lược nhập khẩu và ráo riết theo đuổi các dự án khí đốt và LNG ở Trung Á, Australia, Trung Đông, Đông Nam Á và Bắc Mỹ. Nhưng, có vẻ “cơn khát” LNG của Trung Quốc vẫn chưa hết.

Toan tính của các công ty Trung Quốc?

Giờ đây, sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc sau đại dịch COVID-19 và cùng với sự suy giảm nguồn điện trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt đã khiến lượng nhập khẩu LNG gần đây tăng đột biến.

Tập đoàn Dầu khí & Hóa chất Trung Quốc Sinopec là người chơi lớn nhất vào mùa đông năm ngoái.

Tập đoàn Dầu khí & Hóa chất Trung Quốc Sinopec là người chơi lớn nhất vào mùa đông năm ngoái.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang phải vật lộn để đảm bảo đủ than cung cấp cho các nhà máy và sưởi ấm cho các ngôi nhà trong mùa đông này, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải đối mặt với một kịch bản khủng hoảng năng lượng tiềm tàng

Chính điều đó đã thúc đẩy một số “gã khổng lồ” năng lượng của quốc gia này, chẳng hạn như tập đoàn Dầu khí & Hóa chất Trung Quốc Sinopec, quay trở lại thị trường LNG, tìm kiếm các lô hàng nhiên liệu sưởi ấm để chuẩn bị cho khi nhiệt độ trở nên lạnh hơn.

Sinopec đã phát hành một cuộc đấu thầu vào tuần trước để tìm cách mua ít nhất 11 chuyến hàng LNG cho đến hết tháng ba năm sau, một trong những yêu cầu mua hàng mùa đông lớn nhất của một công ty Trung Quốc trong nhiều tháng. 

Điều này không có nhiều ngạc nhiên khi Sinopec là một trong những nhà mua hàng châu Á tích cực nhất trong mùa đông năm ngoái. Nhưng việc họ quay trở lại thị trường LNG giao ngay có thể khiến những người mua khác ở châu Á hoảng sợ và kích hoạt hoạt động mua hoảng loạn khi các đối thủ muốn đảm bảo nguồn cung trước khi giá có khả năng tăng thêm.

Ngoài ra, các nhà nhập khẩu nhỏ hơn, bao gồm Công ty Khí đốt Bắc Kinh và Công ty TNHH Tập đoàn Khí đốt Quảng Châu, cũng đang tìm cách mua các lô hàng cho tháng 10 và tháng 11. Hay như Shenzhen Energy (Năng lượng Thâm Quyến) và Beijing Gas (Bắc Kinh Gas) cũng đang tìm kiếm hàng hóa để giao trong tháng 9, 10 và 11.

Có thể nói, giá khí đốt tự nhiên từ châu Âu đến châu Á đã tăng lên mức cao do sự phục hồi sau đại dịch COVID-19 khi va chạm với những hạn chế về nguồn cung. Tình hình vốn đã trở nên căng thẳng lại càng căng thẳng hơn do “cơn khát” vô độ của Trung Quốc đối với LNG để thúc đẩy nền kinh tế phục hồi.

Đây cũng được coi là nguồn cơn của sự bành trướng bất chấp luật pháp quốc tế ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, những khu vực được coi là giàu mỏ dầu và khí đốt tự nhiên, giữa Trung Quốc và các nước láng giềng như Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Rào cản Trung Quốc gia nhập CPTPP

    Rào cản Trung Quốc gia nhập CPTPP

    05:00, 26/09/2021

  • Trung Quốc siết “ông lớn” bất động sản

    Trung Quốc siết “ông lớn” bất động sản

    06:00, 25/09/2021

  • Trung Quốc tăng tốc đầu tư trước mối lo “bom nợ” Evergrande

    Trung Quốc tăng tốc đầu tư trước mối lo “bom nợ” Evergrande

    05:15, 25/09/2021

  • Việt Nam phản đối máy bay Y-20 của Trung Quốc hiện diện ở Trường Sa

    Việt Nam phản đối máy bay Y-20 của Trung Quốc hiện diện ở Trường Sa

    22:51, 23/09/2021

  • Vì đâu các công ty nhiệt điện Trung Quốc có nguy cơ phá sản?

    Vì đâu các công ty nhiệt điện Trung Quốc có nguy cơ phá sản?

    05:00, 23/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Cơn khát” LNG của các công ty năng lượng Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO