BusMap quyết tâm số hóa hệ thống xe công cộng

Diendandoanhnghiep.vn “Chàng trai vàng của làng tin học”, Lê Yên Thanh - Tổng Giám đốc Công ty CP BusMap quyết địnhtừ chối công việc với mức lương nghìn USD để “dấn thân” vào con đường kinh doanh.

Khi còn là sinh viên, Thanh đã tham gia sáng lập và điều hành nhiều startup nhưng chỉ thực sự khởi nghiệp được hơn một năm nay với BusMap.

- Anh đã từng được mệnh danh là “thần đồng lập trình” nhưng tại sao anh lại chọn BusMap để khởi nghiệp?

Tôi chọn BusMap để khởi nghiệp là bởi vì đây là ứng dụng do chính tôi xây dựng từ khi còn là sinh viên năm 2, nhưng vì thời điểm đó chưa đủ năng lực nên chưa thể phát triển mà để ứng dụng tự chạy. Thời gian đó, tôi tham gia vào các startup khác để tích lũy kinh nghiệm. Mới đầu tôi chỉ tham gia với vai trò là một thành viên sau đó mới trở thành Giám đốc công nghệ, rồi mới lên Giám đốc điều hành.

Trong quá trình tham gia vào các startup, tôi đã tích lũy đươc rất nhiều kinh nghiệm về chuyên môn cũng như trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp. Cuối năm 2019, tôi bắt tay vào phát triển BusMap thành một startup thật sự. Lúc này, BusMap đã có được một lượng người dùng tương đối ổn định, khoảng 25% người đi xe buýt tại TP HCM sử dụng ứng dụng BusMap.

May mắn là đến tháng 3/2020, BusMap đã có nhà đầu tư rót vốn để hoạt động. Khi có tiền, tôi bắt đầu phát triển các mô hình kinh doanh cho BusMap. Dịch COVID-19 cũng là cơ hội để đội ngũ kỹ thuật của BusMap tập chung nghiên cứu kỹ thuật để hoàn thiện sản phẩm, dành nhiều thời gian để nghiên cứu, xây dựng team, làm nhiều sản phẩm công nghệ lõi cho BusMap, sau khi dịch được kiểm soát thì phát triển team bán hàng và dần có nguồn thu cho BusMap.

Khoảng 25% người đi xe buýt tại TP HCM sử dụng ứng dụng BusMap.

Khoảng 25% người đi xe buýt tại TP HCM sử dụng ứng dụng BusMap.

- Thử nhìn với con mắt của “ông bố khó tính”, theo anh, BusMap thực sự nổi bật ở điểm nào?

Khởi đầu BusMap là một ứng dụng dành cho người đi xe buýt, ứng dụng này phục vụ cộng đồng miễn phí và không có mô hình kinh doanh, nếu phát triển mô hình kinh doanh cho BusMap cũng rất khó, bởi người đi xe buýt phần lớn không phải là những người có thu nhập cao, đa phần là sinh viên và người già.

Tuy nhiên, sau khi triển khai thành công ty, tôi đã xây dựng mô hình kinh doanh cho BusMap. Nhưng điều đặc biệt ở mô hình kinh doanh này là không đặt mục tiêu kinh doanh từ người sử dụng ứng dụng mà phát triển các công nghệ lõi của BusMap để triển khai các dự án hay các sản phẩm để thu tiền từ các doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền cho lượng người đi xe buýt này.

Một điểm đặc biệt nữa là BusMap được xây dựng trên một nền tảng công nghệ trong nước, hạn chế tối đa việc sử dụng công nghệ của nước ngoài trong hệ thống của mình. Đối với các startup khác các công nghệ về bản đồ, công nghệ máy chủ, các công nghệ về thuật toán đa phần là dùng của nước ngoài, nhưng BusMap đều được sử dụng công nghệ từ nội bộ.

Ngoài ra, BusMap còn tự sản xuất các thiết bị phần cứng như hệ thống định vị. Đây cũng là những điển đặc biệt của BusMap so với các startup khác. Việc kiểm soát được công nghệ cũng giúp tiết kiệm được chi phí cho các sản phẩm, từ đó BusMap phát triển được nhiều mô hình kinh doanh khác dựa trên nền tảng có sẵn.

- Nhưng để thật sự khác biệt, điều đầu tiên phải là giá trị mà BusMap hướng tới?

Đúng vậy! Đối với BusMap, mục tiêu ban đầu không phải là tìm kiếm một nguồn doanh thu lớn mà mục tiêu là đóng góp cho cộng đồng. Vì vậy, khi xây dựng BusMap, tôi chỉ đặt mục tiêu 50% cho doanh thu để công ty có thể vận hành và phát triển, 50% sẽ đóng góp cho cộng đồng và lấy lợi nhuận để tái đầu tư.

Cho nên trong quá trình phát triển thì cả nhà đầu công ty đều không đặt mục tiêu cao nhất là lợi nhuận. Là một ứng dụng dành cho xe buýt, nhưng BusMap kiếm tiền không phải từ xe buýt. Hiện nay, BusMap đang có mô hình kinh doanh như mô hình thành phố thông minh, hay với các doanh nghiệp để phát triển thế hệ thống xe buýt nội bộ và đa phần nguồn thu của BusMap đều từ những dịch vụ lõi này.

Sản phẩm chính là BusMap vẫn được duy trì và phát triển để phục vụ cho cộng đồng, mặc dù không có nguồn thu và phải tốn rất nhiều chi phí để vận hành, nhưng BusMap vẫn duy trì để phục vụ cho cộng đồng.

- Được biết, chỉ sau một năm thành lập, BusMap đã gọi vốn thành công, với số vốn đầu tư hàng triệu USD, anh có thể chia sẻ về thành công bước đầu này?

Quá trình gọi vốn của BusMap đã bắt đầu từ lúc thành lập công ty, trong quá trình tham gia các cuộc thi về khởi nghiệp, tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc với các quỹ đầu tư cũng như các doanh nghiệp hỗ trợ về khởi nghiệp. Tháng 3/2020, chúng tôi có cơ hội tiếp cận với một Tập đoàn đang có ý định triển khai các giải pháp về công nghệ và muốn đầu tư vào một doanh nghiệp công nghệ để mở rộng mô hình của họ.

Sau khi thương thảo và chia sẻ mô hình kinh doanh của BusMap, Tập đoàn này thấy phù hợp với định hướng phát triển của họ và BusMap cũng thấy phù hợp với định hướng của công ty, vì vậy họ đã đầu tư vào BusMap với mức đầu tư giai đoạn đầu lên tới 6 con số USD.

- Vậy anh có thể chia sẻ cho DOANH NHÂN biết doanh nghiệp không? Và tiềm lực của họ ra sao để có thể đầu tư như Thanh nói “ở mức 6 con số USD”?

Tôi khẳng định đó là một DOANH NGHIỆP VIỆT. Tôi chọn một tập đoàn trong nước và doanh nghiệp chọn tôi là bởi vì chúng tôi cùng chung ý tưởng: đầu tư cho con người và đầu tư vào sản phẩm và quan tâm đến mục tiêu phát triển cũng như sứ mệnh với cộng đồng của BusMap. Nó khác so với một quỹ đầu tư khi họ chỉ quan tâm đến tiền vốn của mình đầu tư vào doanh nghiệp và bao lâu thì họ có lời.

Do có được nguồn vốn đầu tư này, đến nay BusMap đã cơ bản có được các sản phẩm, phát triển về nhân sự, về team và đang đẩy mạnh triển khai các mô hình kinh doanh. BusMap có thể tồn tại được trong vòng 2 năm nếu phát triển được toàn bộ các chiến lược đã thỏa thuận với nhà đầu tư.

- Hiện nay, công nghệ số đang ngày càng phát triển, với một nền tảng của mình, BusMap có những dự định gì cho một tương lai xa hơn?

Hiện nay, BusMap đang có trên 50 khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và các đối tác lớn hợp tác về mảng Thành phố thông minh nói chung và giao thông công cộng nói riêng.

Sắp tới, BusMap sẽ mở rộng ra các sản phẩm khác, kết hợp với các doanh nghiệp để có thể tạo thêm các tính năng thông minh mới cho người dùng trên ứng dụng và mở rộng phát triển hệ thống giao thông công cộng cho các địa phương. 

Sau khi thương thảo và chia sẻ mô hình kinh doanh của BusMap, Tập đoàn này thấy phù hợp với định hướng phát triển của họ và BusMap cũng thấy phù hợp với định hướng của công ty, vì vậy họ đã đầu tư vào BusMap với mức đầu tư giai đoạn đầu lên tới 6 con số USD.

Team Busmap đang đẩy mạnh triển khai các mô hình kinh doanh và chiến lược phát triểnđã thỏa thuận với nhà đầu tư.

Team Busmap đang đẩy mạnh triển khai các mô hình kinh doanh và chiến lược phát triểnđã thỏa thuận với nhà đầu tư.

- Vậy anh có thể chia sẻ cho DOANH NHÂN biết doanh nghiệp không? Và tiềm lực của họ ra sao để có thể đầu tư như Thanh nói “ở mức 6 con số USD”?

Tôi khẳng định đó là một DOANH NGHIỆP VIỆT. Tôi chọn một tập đoàn trong nước và doanh nghiệp chọn tôi là bởi vì chúng tôi cùng chung ý tưởng: đầu tư cho con người và đầu tư vào sản phẩm và quan tâm đến mục tiêu phát triển cũng như sứ mệnh với cộng đồng của BusMap. Nó khác so với một quỹ đầu tư khi họ chỉ quan tâm đến tiền vốn của mình đầu tư vào doanh nghiệp và bao lâu thì họ có lời.

Do có được nguồn vốn đầu tư này, đến nay BusMap đã cơ bản có được các sản phẩm, phát triển về nhân sự, về team và đang đẩy mạnh triển khai các mô hình kinh doanh. BusMap có thể tồn tại được trong vòng 2 năm nếu phát triển được toàn bộ các chiến lược đã thỏa thuận với nhà đầu tư.

Và khi Metro đi vào hoạt động, BusMap cũng sẽ tích hợp metro lên trên hệ thống của mình. Hay như các địa điểm về du lịch, đặt vé xe đường dài cũng sẽ được cập nhập trên ứng dụng để người dùng có thể trải nghiệm nhiều dịch vụ trên cùng một hệ thống.

Trong đợt bùng phát COVID-19 tại Đà Nẵng vừa qua, BusMap cũng đã triển khai ứng dụng bản đồ COVID-19 miễn phí tại đây. BusMap hiện đang giữ vai trò là đơn vị hỗ trợ, tư vấn cho các dự án Thành phố thông minh cho thành phố Đà Nẵng, với mong muốn được đồng hành và cống hiến nhiều hơn góp phần mang lại cuộc sống 4.0 cho người dân miền Trung.

Quyết tâm của BusMap là đơn vị thực hiện số hóa hệ thống xe công cộng ở tất cả các tỉnh, thành trên cả nước và cung cấp thông tin về lộ trình di chuyển lý tưởng nhất cho người dân.

- Cảm ơn Lê Yên Thanh về cuộc trò chuyện này!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết BusMap quyết tâm số hóa hệ thống xe công cộng tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714185359 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714185359 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10