Các chủ doanh nghiệp bất động sản tiếp tục bị bán giải chấp cổ phiếu

DƯƠNG THÙY 08/11/2022 05:20

Cổ phiếu doanh nghiệp bất động sản tiếp tục bị bán mạnh trong phiên giao dịch ngày 07/11.

Cổ phiếu bất động sản đua không kịp định giá quỹ đất

Cổ phiếu BĐS tiếp tục giảm sâu sau phiên giao dịch ngày 7/11

Cổ phiếu bất động sản (BĐS) tiếp tục giảm sâu sau phiên giao dịch ngày 7/11

Phiên giao dịch ngày 7/11, cổ phiếu Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) tiếp tục giảm sàn về còn 34.900 đồng/cp. Đây là phiên thứ 13 cổ phiếu này giảm sàn và “trắng bên mua”. Ở mức giá đang được giao dịch 34.900 đồng/cổ phiếu, PDR đã về thấp nhất trong vòng hơn 01 năm qua. So với đỉnh cách đây một năm, thị giá PDR đã “bốc hơi” gần 50% tương ứng vốn hóa bị thổi bay 23.600 tỷ đồng ( gần 1 tỷ USD).

Về việc bán giải chấp cổ phiếu PDR, Chứng khoán Tân Việt (TVSI) vừa công bố thông tin bán giải chấp chứng khoán đối với ông Nguyễn Văn Đạt – Chủ tịch HĐQT Công ty Phát Đạt. Số lượng cổ phiếu PDR dự kiến bán giải chấp là 750.000 đơn vị. Kể từ khi thông báo này được công bố rộng rãi, cổ phiếu PDR tiếp tục giảm sàn…

Cổ phiếu PDR trắng bên mua trong 13 phiên giảm sàn

Cổ phiếu PDR trắng bên mua trong 13 phiên giảm sàn

Chưa dừng lại, ngày 7/11, TVSI sẽ bán giải chấp 720.000 cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của Công ty TNHH Phát Đạt Holdings. Phát Đạt Holdings hiện đang là cổ đông lớn thứ 2 tại PDR với lượng sở hữu 73,6 triệu cổ phiếu (10,96%), chỉ xếp sau ông Nguyễn Văn Đạt với 332 triệu đơn vị triệu cổ phiếu (tỷ lệ 49,45%).

Phiên giao dịch ngày 7/11 cũng chứng kiến cổ phiếu NVL (Tập đoàn Novaland) đứng đầu trong top 10 cổ phiếu khiến chỉ số chứng khoán của sàn TP.HCM (HoSE) bị áp lực giảm sâu. Chỉ riêng phiên sáng đã có hơn 11 triệu cổ phiếu NVL nằm trong tình trạng dư bán sàn không có đối ứng.

Cùng với hai cổ phiếu trong rổ VN30 trên nằm sàn, hàng loạt cổ phiếu khác thuộc ngành bất động sản cũng bị nhà đầu tư ồ ạt đặt lệnh bán, khiến chỉ số chứng khoán của thị trường lao dốc như DIG (Đầu tư phát triển xây dựng), DXG (Đất Tập đoàn Đất Xanh), KDH (Nhà Khang Điền), NLG (Công ty Cổ phần Nam Long), QCG (Quốc Cường Gia Lai), VHM (Công ty CP Vinhomes), VIC (Tập đoàn Vingroup), HDG (Tập đoàn Hà Đô)...

Đánh giá về nhóm cổ phiếu bất động sản (BĐS), nhiều chuyên gia cho biết, nguồn vốn đầu tư vào hai thị trường chứng khoán và bất động sản chưa cân đối do chưa có các công cụ, chính sách điều tiết giữa hai thị trường này. Hiện các doanh nghiệp bất động sản đang chịu nhiều áp lực về dòng vốn, trong khi nguồn thu từ thị trường suy giảm do lực cầu giảm. Việc huy động vốn trên thị trường không thuận lợi và mặt khác, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp xuất hiện.

Ở góc nhìn kỹ thuật, các chuyên gia cho rằng nhịp điều chỉnh đối với thị trường và ngành bất động sản đang diễn ra, nhiều khả năng sẽ chưa thể nhanh chóng kết thúc.

Theo công ty chứng khoán Vietcombank, các nhà đầu tư tiếp tục chủ động chốt lời ngắn hạn nhiều hơn và nâng cao tỉ trọng tiền mặt để bảo toàn vốn, kiên nhẫn quan sát chờ đợi những tín hiệu tích cực hơn từ thị trường và hạn chế việc bắt đáy sớm nhất là với cổ phiếu bất động sản.

Có thể bạn quan tâm

  • SSI Research: Có kỳ vọng tích cực của chứng khoán Việt Nam trong dài hạn

    SSI Research: Có kỳ vọng tích cực của chứng khoán Việt Nam trong dài hạn

    17:38, 07/11/2022

  • Vàng giảm giá mạnh phiên đầu tuần

    Vàng giảm giá mạnh phiên đầu tuần

    12:08, 07/11/2022

  • Đại biểu Quốc hội: Phục hồi thị trường trái phiếu và chứng khoán để gỡ “nút thắt” vốn

    Đại biểu Quốc hội: Phục hồi thị trường trái phiếu và chứng khoán để gỡ “nút thắt” vốn

    05:05, 01/11/2022

  • Đầu tư chứng khoán, nhiều doanh nghiệp ôm “trái đắng”

    Đầu tư chứng khoán, nhiều doanh nghiệp ôm “trái đắng”

    12:40, 06/11/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Các chủ doanh nghiệp bất động sản tiếp tục bị bán giải chấp cổ phiếu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO