Nhiều giải pháp, định hướng vì một nền kinh tế biển xanh có khả năng chống chịu đã được đưa ra trong hai ngày 12-13/5/ 2022.
>>Xây dựng đội tàu vận tải biển Quốc gia: Đội tàu biển xứng với tiềm năng kinh tế biển
Hội nghị quốc tế về Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu: Giải pháp cho nền kinh tế biển xanh có khả năng chống chịu do Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Na Uy và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tổ chức.
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng nhấn mạnh mối quan tâm chung trong việc phát triển và bảo tồn các nguồn lực cho kinh tế biển xanh bền vững có khả năng chống chịu, đảm bảo quản trị đại dương dựa trên quy tắc, và rằng sức khoẻ của các đại dương trên thế giới là rất quan trọng đối với tương lai chung của nhân loại, bởi vì đại dương thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đổi mới sáng tạo và thịnh vượng xã hội, an ninh lương thực, sinh kế và việc làm ở nhiều quốc gia.
Các Bộ trưởng tái khẳng định rằng luật pháp quốc tế, được phản ánh trong Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) và Công ước về Đa dạng sinh học (CBD 1992), cung cấp khung pháp lý cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương và tài nguyên từ đại dương, đồng thời bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường biển.
Các Bộ trưởng cũng ghi nhận tác động sâu sắc, rộng lớn và ngày càng tăng của biến đổi khí hậu đối với đại dương và kinh tế biển xanh, và nhấn mạnh sự cần thiết giới hạn sự ấm lên toàn cầu dưới mức 2 độ C, tốt nhất là 1.5 độ C, so với thời kỳ tiền công nghiệp phù hợp với Thỏa thuận Paris (2015), và tăng cường khả năng thích ứng với các tác động to lớn của biến đổi khí hậu, củng cố sức chống chịu với khí hậu và phát triển phát thải thấp trong kinh tế biển xanh, và bảo đảm tài chính cho khí hậu và các đại dương. Các Bộ trưởng đã công nhận các lợi thế kinh tế của việc chuyển dịch sang nền kinh tế toàn cầu có khả năng chống chịu với khí hậu trong tương lai, và đánh giá cao các cam kết về mục tiêu phát thải ròng bằng “0” hoặc trung hòa carbon.
Cũng tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã ghi nhận các tác động rõ rệt của Đại dịch Covid-10 lên các ngành trọng yếu của kinh tế biển xanh, bao gồm giao thông, du lịch, vận tải biển, khai thác và sản xuất thủy sản, và nhấn mạnh sự cần thiết phục hồi xanh bền vững và bao trùm bao gồm đầu tư vào các hệ sinh thái biển và bờ biển bền vững và có sức chống chịu tốt, hạ tầng cho các thành phố và cộng đồng ven biển và phụ thuộc vào biển, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt và chế biến thủy sản, du lịch biển và bờ biển, và khuyến khích vận tải biển không phát thải và năng lượng tái tạo dựa vào đại dương.
Đồng thời, ghi nhận rủi ro an ninh liên quan đến khí hậu đã trở thành mối lo ngại sâu sắc, vì biến đổi khí hậu đã gia tăng, nhân rộng và tạo ra những rủi ro an ninh mới cho quốc gia, khu vực và toàn cầu, việc này có thể dẫn đến khan hiếm nguồn nước, mất an ninh lương thực và người dân phải di dời trên diện rộng.
Các Bộ trưởng nhận thấy sự suy giảm nhanh chóng của sức khỏe đại dương và biến đổi khí hậu là những thách thức đặc biệt nghiêm trọng đối với các quốc gia đảo nhỏ đang phát triển, các quốc gia thành viên của Diễn đàn dễ bị tổn thương do khí hậu (CVF), các nước kém phát triển cũng như nhiều nước đang phát triển có thu nhập trung bình và có nhiều nước phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên do đại dương và các vùng ven biển cung cấp cho sinh kế, phát triển kinh tế và tăng trưởng.
Các Bộ trưởng ghi nhận thách thức do ô nhiễm chất thải nhựa gia tăng rất nhanh trong các thập kỷ gần đây và nghị quyết của Phiên họp thứ năm của Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc ngày 02/3/2022 với tiêu đề Chấm dứt Ô nhiễm rác thải nhựa: Hướng tới một Công cụ có tính ràng buộc pháp lý quốc tế, và nhấn mạnh sự cần thiết đạt được các tiến bộ nhanh chóng trong các bước tiếp theo do Nghị quyết này đề ra bao gồm thiết lập và hoạt động của ủy ban đàm phán liên chính phủ cùng với các nỗ lực cụ thể ở cấp khu vực, quốc gia và địa phương nhằm giảm ô nhiễm chất thải nhựa nói chung và chất thải nhựa đại dương nói riêng.
Các Bộ trưởng ghi nhận các cơ hội và sự cần thiết của việc đưa ra và chia sẻ các nỗ lực chung thông qua các cơ chế, diễn đàn toàn cầu và khu vực, bao gồm Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC), Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc sắp tới tại Lisbon, và Hội đồng cấp cao về Kinh tế đại dương bền vững do Na Uy và Palau chủ trì và ủng hộ các nỗ lực và cam kết của ASEAN trong việc đi đầu về hợp tác khu vực liên quan đến Kinh tế biển xanh.
Các Bộ trưởng nhấn mạnh quyết tâm đạt được các mục tiêu toàn cầu và quốc gia trong các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), bao gồm Mục tiêu 13 về hành động khí hậu và Mục tiêu 14 về cuộc sống dưới nước, cũng như các cam kết được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
>>Quảng Ninh: Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trong tình hình mới
Các Bộ trưởng xác định sự cần thiết đối với việc tất cả các bên liên quan tham gia giải quyết các vấn đề ở cấp địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu, trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) với hành động ưu tiên là phục hồi và xây dựng tốt hơn sau đại dịch COVID-19 vì một nền kinh tế biển bền vững và có khả năng chống chịu với khí hậu.
Thứ nhất, tạo ra môi trường chính sách và pháp lý cho một nền kinh tế biển bền vững và thích ứng với khí hậu; và đưa kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu trở thành ưu tiên hàng đầu trong các kế hoạch phục hồi cấp quốc gia;
Thứ hai, tăng cường khả năng phục hồi và thích ứng của các quốc gia, cộng đồng và các bên liên quan dễ bị tổn thương, bao gồm các hộ nông dân sản xuất nhỏ và ngư dân, để xây dựng và phát triển các ngành kinh tế biển quan trọng;
Thứ ba, thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác và nuôi trồng thủy sản;
Thứ tư, tăng cường và thực thi các quy định nhằm giải quyết tình trạng đánh bắt quá mức và phát triển các mô hình và thực tiễn nuôi trồng thủy sản bền vững nhằm cải thiện an ninh lương thực và khả năng phục hồi của các nước đang phát triển và các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương;
Thứ năm, duy trì và khôi phục các chuỗi giá trị vận tải biển thiết yếu trong thời kỳ Covid-19 và phát triển hệ thống giao thông hàng hải các-bon thấp và bền vững, các cảng thông minh và thích ứng với khí hậu cũng như các cơ sở hạ tầng biển và ven biển khác, quy hoạch sử dụng đất đô thị, công nghiệp, vùng bờ và biển để phát triển kinh tế bền vững;
Thứ sáu, thúc đẩy phục hồi bền vững du lịch khỏi tác động của Covid-19 và xây dựng tương lai tốt hơn để phát triển du lịch biển và ven biển có khả năng thích ứng; ngăn ngừa thiệt hại do du lịch đại chúng không được kiểm soát; phát triển du lịch dựa vào thiên nhiên và các hoạt động du lịch dựa vào bảo vệ và bảo tồn hệ sinh thái biển và ven biển; đồng thời thiết lập các tiêu chuẩn sinh thái và hạ tầng để thúc đẩy du lịch biển và ven biển có trách nhiệm, bền vững và có khả năng thích ứng;
Thứ bảy, thúc đẩy phát triển một cách phù hợp các nguồn năng lượng tái tạo chi phí thấp dựa vào biển và đại dương;
Thứ tám, khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu, phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực, và các dự án thí điểm để tiếp cận tất cả các nguồn năng lượng tái tạo biển - bao gồm năng lượng gió, sóng, thủy triều, dòng chảy, nhiệt và năng lượng mặt trời, bao gồm xây dựng các khuôn khổ, phối hợp với ngành công nghiệp và các bên liên quan khác, xem xét các tác động môi trường của năng lượng tái tạo biển và tính tới khả năng, cùng tồn tại và hòa nhập với các mục đích sử dụng khác của đại dương;
Thứ chin, tăng cường nghiên cứu và giám sát quản lý các nguồn tài nguyên biển, nhằm nâng cao kiến thức và thực hành tốt nhất về kinh tế biển bền vững và tạo điều kiện đưa ra quyết định và chính sách, bao gồm các tác động đa chiều của nước biển dâng.
Có thể bạn quan tâm
04:00, 19/03/2022
02:05, 20/02/2022
01:17, 18/01/2022
01:56, 16/01/2022
11:31, 04/11/2020
19:48, 26/10/2021