Bộ Trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi 80% các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài hãy trở về nhà mình, dùng hạ tầng điện toán đám mây "Made in Việt Nam".
>>>Thị trường điện toán đám mây toàn cầu ước đạt 1.614 tỷ đô vào năm 2030
Trong định hướng phát triển nền kinh số, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 100% các cơ quan Chính phủ sử dụng điện toán đám mây, 70% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ điện toán đám mây do doanh nghiệp Việt Nam cung cấp.
Doanh nghiệp Việt nắm 20% thị phần Cloud.
Tỷ lệ kinh tế số trong GDP đến giữa năm nay đã đạt hơn 10,4 % tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện có 40 doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây, bao gồm các doang nhiệp nước ngoài như Google, Microsoft, Amazon, các doanh nghiệp mạnh trong nước như Viettel, VNPT, CMC, FPT…và một số doanh nghiệp nhỏ.
Thị phần điện toán đám mây Việt Nam hiện chủ yếu nằm trong tay các nước ngoài, các doanh nghiệp Việt chỉ chiếm khoảng 20% thị phần. Trong số 80% thị phần nước ngoài nắm giữ thì Amazon Web Services chiếm nhiều nhất với 33%, Google và Microsoft cùng 21%.
Hiện nay nhu cầu chuyển đổi số trong doanh nghiệp này càng lớn, thế nhưng hạn chế lớn nhất đó là sản phẩm dịch vụ công nghệ chủ yếu vẫn do các Tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới cung cấp. Vì vậy, mà cơ hội tham gia chủ động hơn vào quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt vẫn đang hạn chế. Ví dụ như các doanh nghiệp tại Việt Nam chi cho chuyển đổi số là 10 đồng, thì trong đó chỉ có 1 đồng là mua sản phẩm của các doanh nghiệp công nghệ Việt, còn lại trong lĩnh vực điện toán đám mây doanh nghiệp nước ngoài đang chi phối gần như toàn bộ thị trường.
Mặc dù thị phần vẫn còn khiêm tốn, nhưng với tiềm năng thị trường cũng như nhu cầu chuyển đổi số mạnh mẽ trong mọi ngành nghề lĩnh vực, có thể khẳng định dư địa dành cho doanh nghiệp nội địa vẫn còn rất lớn. Dù sinh sau đẻ muộn nhưng với nhiều lợi thế vượt trội, bên cạnh đó là sự hậu thuẫn từ chính phủ, các doanh nghiệp nội có nhiều cơ hội giành lại “miếng bánh” thị phần trong tay những đối thủ ngoại. Khi sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp trong nước, tốc độ đường truyền luôn được đảm bảo do data center được đặt ngay tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh…
Cho nên, cần có chính sách hỗ trợ để tăng các sản phẩm công nghệ Việt để cho mục tiêu chuyển đổi số. Theo các sản phẩm dịch vụ công nghệ Việt sẽ tăng cơ hội thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế nhanh chóng hiệu quả hơn qua đó sẽ giúp giá trị gia tăng trong quá trình này thuộc về các doanh nghiệp Việt Nam nhiều hơn.
>>>Điện toán đám mây - cơ hội phát triển của nông nghiệp số
So với nhà cung cấp nước ngoài, chi phí phát sinh của các nhà cung cấp trong nước sẽ thấp hơn. Ngoài ra, với phương thức thanh toán theo lưu lượng thực dùng, không mất phí theo trọn gói giúp người dùng tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cũng sở hữu đội ngũ kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm, có trình độ cao, hỗ trợ tư vấn nhanh chóng mà không bị các rào cản về ngôn ngữ hay thời gian.
Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng “Made in Vietnam”.
Đối với định hướng phát triển điện toán đám mây, Việt Nam phấn đấu làm chủ các công nghệ dùng cho điện toán đám mây và đa dạng các loại hình ứng dụng. Bên cạnh đó, nước ta sẽ kết nối nền tảng cung cấp dịch vụ điện toán đám mây của các doanh nghiệp theo mô hình Multi Cloud. Việt Nam cũng sẽ kiến tạo thể chế theo hướng khuyến khích việc phát triển, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ Make in Việt Nam.
Sở hữu kinh nghiệm đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số, Tập đoàn VNPT là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ Cloud đầu tiên tại Việt Nam. Trong những năm qua, VNPT đã không ngừng nghiên cứu phát triển, hợp tác cùng các tập đoàn công nghệ danh tiếng trên thế giới để tung ra thị trường các sản phẩm chất lượng, hướng tới mọi đối tượng khách hàng.
Đây cũng là đơn vị sở hữu hạ tầng DataCenter và Internet “khủng” hàng đầu với 6 trung tâm dữ liệu đạt chứng chỉ Tier 3 (Uptime Institute), mạng lưới phủ khắp 63/63 tỉnh thành trong cả nước, hơn 1.000 Server vật lý đang hoạt động liên tục để cung cấp dịch vụ. Với hệ thống hạ tầng được đầu tư hiện đại, VNPT Cloud được kì vọng là sản phẩm “make in Vietnam” toàn diện nhất, đủ sức đối trọng với những ông lớn công nghệ trên thế giới, mang lại cho người dùng Việt Nam dịch vụ đám mây toàn diện nhất với mức độ an toàn, bảo mật cao, chi phí hợp lý, là đối tác tin cậy đồng hành cùng sự phát triển của chính phủ số, quốc gia số, nền kinh tế số. Luôn đặt ưu tiên hàng đầu cho việc gia tăng trải nghiệm và lợi ích của khách hàng, mới đây nhất, giải pháp VNPT Cloud là một trong số ít các dịch vụ đám mây được cấp chứng chỉ ISO 272017 (ISO/IEC 27017:2015) về kiểm soát an toàn thông tin cho các dịch vụ điện toán đám mây, được đánh giá và giám sát bởi bên thứ ba là ISB (Viện Tiêu chuẩn Anh).
Chính vì thế, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng nắm bắt cơ hội tốc độ phát triển nhanh chóng của dịch vụ Cloud, điện toán đám mây sẽ là một trong những xu thế phát triển mạnh tại Việt Nam. Vào ngày 14/10/2002 đã chính thức ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud, khẳng định vai trò nhà cung cấp dịch vụ Điện toán đám mây lớn nhất Việt Nam và đảm bảo toàn trình các cấu phần của một hệ sinh thái Cloud. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của Việt Nam. Hệ sinh thái Viettel Cloud bao gồm trung tâm dữ liệu data center, các nền tảng công nghệ, các phần mềm dịch vụ trên cloud cho đến các công nghệ bảo mật, dịch vụ quản trị, vận hành. Với tổng hơn 70 sản phẩm dịch vụ trải rộng từ các dịch vụ ở mức hạ tầng vật lý như cho thuê chỗ đặt, cho tới các nền tảng dịch vụ như các AI platform (Nền tảng trí tuệ nhân tạo) và IoT platform (Nền tảng Internet vạn vật).
Cùng với hệ sản phẩm này gồm 5 nhóm, Cloud Infrastructure - Hạ tầng điện toán đám mây, Cloud Platform - Nền tảng đám mây, Cloud Software - Ứng dụng đám mây, Managed Services - Tư vấn, triển khai & vận hành, Colocation - 13 trung tâm dữ liệu, quy mô hơn 9.000 rack trên 60.000 m2 mặt sàn. Tới năm 2025, Viettel Cloud sẽ được đầu tư thêm 10.000 tỷ đồng để mở rộng quy mô lên 17.000 rack.
Theo lộ trình, tới năm 2030, Viettel sẽ nâng mức đầu tư lên 40.000 tỷ đồng với quy mô 34.000 rack. Toàn bộ hạ tầng trung tâm dữ liệu tuân thủ, đạt các tiêu chuẩn quốc tế ANSI/TIA-942-B:2017 Rated-3 Constructed Facilities - tiêu chuẩn dùng để đánh giá tất cả các khía cạnh của trung tâm dữ liệu vật lý bao gồm vị trí, kiến trúc, an ninh, an toàn chống cháy, điện, cơ khí và viễn thông.
Đồng thời, Cty con của Viettel là VMC cùng sản xuất thiết bị với các sản phẩm Make in Vietnam công nghệ cao thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, mô hình mô phỏng, radar, điều khiển tự động, cáp quang và tác chiến không gian mạng; Hệ thống thiết bị, phần mềm đảm bảo cho hạ tầng mạng lưới viễn thông; các thiết bị thông minh IoT gắn với mạng 5G phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và cuộc CMCN 4.0. Để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu theo ngành cơ khí công nghệ cao và ngành điện tử thuộc các lĩnh vực như hàng không vũ trụ, giao thông vận tải, viễn thông... Nghiên cứu xu hướng công nghệ sản xuất trên thế giới trong ngành cơ khí công nghệ cao và ngành điện tử, đề xuất đầu tư các công nghệ lõi, công nghệ mới phù hợp với chiến lược phát triển của ngành đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Theo Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Sự ra mắt của Viettel Cloud – Hệ sinh thái điện toán đám mây do người Việt Nam làm chủ. Đây là một cam kết mạnh mẽ của Viettel về xây dựng hạ tầng số Việt Nam hiện đại. Bộ TT&TT cũng kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam hãy trở về nhà mình, dùng hạ tầng điện toán đám mây VN, 80% ở nước ngoài hãy về Việt Nam. Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Bộ TT&TT cũng yêu cầu Viettel nhanh chóng xây dựng Data Center, các Cloud đẳng cấp quốc tế, là hạ tầng cho chính phủ số và kinh tế số của đất nước.”
Khẳng định của ông Tào Đức Thắng – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel: “Viettel đã thực hiện nhiều cuộc cách mạng để hướng đến mục tiêu mỗi người dân có một chiếc điện thoại di động; mỗi người dân có một đường kết nối Internet di động băng thông rộng; mỗi hộ gia đình có một đường cáp quang. Và bây giờ, Viettel xin nhận thêm một sứ mệnh mới, đó là phải hoàn thành mục tiêu mỗi người dân Việt Nam, mỗi hộ gia đình Việt Nam, mỗi tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có một kho lưu trữ dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây được đặt tại Việt Nam, do kỹ sư Việt Nam nghiên cứu, triển khai, quản lý vận hành và đảm bảo an toàn thông tin”.
Vì vậy, việc sở hữu cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong đáp ứng nhu cầu ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngắn hạn, cũng như về mặt lâu dài.
Với hệ sinh thái Cloud của VNPT, Viettel, CMC, FPT..., không chỉ mở ra cơ hội phát triển cho hạ tầng các nền tảng số, mà ở đó chủ quyền số quốc gia cũng được đảm bảo bởi doanh nghiệp Việt Nam. Để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công cần có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cả phần cứng và phần mềm, để phù hợp theo các sản phẩm dịch vụ công nghệ Việt sẽ tăng cơ hội thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế nhanh chóng hiệu quả hơn qua đó sẽ đem giá trị gia tăng trong quá trình này thuộc về các doanh nghiệp Việt Nam nhiều hơn.
Có thể bạn quan tâm