Các “ông trùm” vaccine lên ngôi

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 02/11/2021 20:15

Đại dịch COVID-19 đã khiến cả thế giới điêu đứng, nhưng lại giúp cho nhiều hãng sản xuất vaccine “bội thu”.

Theo ước tính của giới phân tích, doanh thu bán vaccine COVID-19 có thể tăng gấp đôi vào năm 2022.

 1 liều vaccine Pfizer và Moderna có giá khoảng 1,2 USD, nhưng thương mại hóa khiến giá tăng lên vài chục lần (Biểu tình bên ngoài trụ sở Moderna yêu cầu quyền tiếp cận vaccine COVID-19 trên toàn cầu. Ảnh: The Boston Globe)

1 liều vaccine Pfizer và Moderna có giá khoảng 1,2 USD, nhưng thương mại hóa khiến giá tăng lên vài chục lần (Biểu tình bên ngoài trụ sở Moderna yêu cầu quyền tiếp cận vaccine COVID-19 trên toàn cầu. Ảnh: The Boston Globe)

Manh nha “tư bản dược”

Public Citizen- nhóm hoạt động vì cộng đồng tại Mỹ, vừa công bố bản báo cáo dựa trên những hợp đồng bị rò rỉ mà chính phủ các nước ký với hãng sản xuất vaccine hàng đầu thế giới Pfizer.

Public Citizen đã tiếp cận một số nội dung trong hợp đồng giữa Pfizer và Peru, Colombia, Dominicana, Brazil, Uỷ ban Châu Âu. Theo đó, các nước quốc gia này không được để lộ hợp đồng ra ngoài. Đặc biệt, Brazil không được phép mua vaccine của Pfizer qua bên thứ ba mà không được sự đồng ý của hãng này.

Dĩ nhiên, phía Pfizer lập luận rằng, tất cả yêu cầu trên đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là bí mật thương mại và đảm bảo an toàn về mặt dịch tễ. Còn Tổ chức minh bạch quốc tế nhận thấy rủi ro được đẩy về bên mua nhiều hơn.

Pfizer cùng với BioNTech, Moderna dự kiến thu về 60 tỷ USD từ hoạt động thương mại vaccine trong năm nay và năm sau, doanh số còn tăng mạnh nếu tiêm liều bổ sung. Đây là nguồn thu khổng lồ trong bối cảnh các ngành nghề khác đang gặp vô vàn khó khăn.

Không có đối thủ cạnh tranh, các nhà sản xuất vaccine hàng đầu thoải mái nâng giá. Lúc đầu, Pfizer công bố mức 19,5 USD/liều tại Mỹ và 22,9 USD/liều tại EU, và sau đó đã tăng giá bán lần lượt 24% và 25%. Moderna cũng tăng giá bán vaccine lên 25,5 USD/liều từ mức 22,60 USD/liều trong hợp đồng.

Bình đẳng vaccine thất bại

Trên thực tế, chi phí sản xuất 1 liều vaccine của Pfizer và Moderna khoảng 1,2 USD, nhưng thương mại hóa khiến giá tăng lên vài chục lần, kể cả chương trình COVAX phải mua với giá cao gấp 5 lần để phân phối cho các nước nghèo. Đây là hệ quả của việc các hãng dược nắm bí quyết điều chế vaccine không đồng ý chuyển giao công nghệ sản xuất cho bên thứ 2.

Trước thực trạng này, hàng trăm nhà khoa học đạt giải Nobel và cựu nguyên thủ quốc gia đã gửi thư đến Tổng thống Mỹ đề nghị dỡ bỏ bằng sáng chế vaccine, Washington đã đồng ý với đề xuất này. Nhưng đó không phải là tất cả của vấn đề hóc búa này, vì biết công thức chế tạo vaccine sẽ không có ý nghĩa gì nếu không có nguyên liệu và hệ thống phụ trợ bổ sung để sản xuất vaccine.

Mặc dù vậy, “cái gật đầu” của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ là cơ hội cho các nước đang phát triển như Việt Nam tận dụng tự sản xuất vaccine theo công nghệ Mỹ, bên cạnh những công nghệ đã ký kết chuyển giao từ Nhật Bản, Nga. Đây là cơ hội để phát triển ngành dược theo tinh thần quyết tâm của Thủ tướng Phạm Minh Chính “phải bàn và làm bằng được” việc sản xuất vaccine trong nước. 

Có thể bạn quan tâm

  • Thế giới

    Thế giới "chạy đua" sản xuất vaccine ngăn đại dịch COVID-19

    05:00, 01/11/2021

  • Kỳ vọng sản xuất vaccine phòng COVID-19 mới từ thực vật

    Kỳ vọng sản xuất vaccine phòng COVID-19 mới từ thực vật

    03:30, 11/10/2021

  • Sản xuất vaccine “đặc sắc” Trung Quốc

    Sản xuất vaccine “đặc sắc” Trung Quốc

    09:04, 15/09/2021

  • Thế giới tăng tốc sản xuất vaccine COVID-19 mới

    Thế giới tăng tốc sản xuất vaccine COVID-19 mới

    16:40, 14/09/2021

  • Phát triển công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 dễ lưu trữ

    Phát triển công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 dễ lưu trữ

    04:06, 10/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Các “ông trùm” vaccine lên ngôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO