Các tập đoàn nước ngoài “rót” hàng tỷ USD đầu tư vào Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có 3 tập đoàn trao đổi kế hoạch đầu tư mới và mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong năm nay với tổng vốn đầu tư 3,7 tỷ USD.

>>> Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh

Đây là kết quả sau hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài vừa được tổ chức. Các dự án mà 3 tập đoàn của Hàn Quốc, Nhật Bản và Đức đầu tư vào Việt Nam là sản xuất công nghiệp nặng và logistics; sản xuất xanh sử dụng năng lượng tái tạo và sản xuất trang thiết bị y tế.

Trước đó, ngày 21/4, tại Nam Định, UBND tỉnh và tập đoàn Quanta Computer Inc - một trong những nhà sản xuất máy tính xách tay hàng đầu thế giới, đã ký thỏa thuận phát triển dự án sản xuất máy tính quy mô lớn tại khu công nghiệp Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc. Đây là nhà máy thứ 9 của tập đoàn Quanta trên toàn thế giới và là dự án đầu tiên của tập đoàn tại Việt Nam.

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chứng kiến lễ ký kết phát triển dự án giữa Công ty Cổ phần xây dựng hạ tầng Đại Phong và tập đoàn Quanta Computer Inc.

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chứng kiến lễ ký kết phát triển dự án giữa Công ty Cổ phần xây dựng hạ tầng Đại Phong và tập đoàn Quanta Computer Inc.

Nhà máy thứ 9 của tập đoàn Quanta cũng là dự án đầu tư “mở hàng” tại khu công nghiệp Mỹ Thuận -  một trong những khu công nghiệp ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nam Định với vị trí rất thuận lợi trong kết nối hạ tầng giao thông và logistic.

Những dự án đầu tư mới và mở rộng đầu tư của các tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều thách thức cho thấy đối tác đánh giá tốt môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Chủ tịch EuroCham tại Việt Nam Gabor Fluit nhận định: dù phải đối mặt với một số rào cản nhưng Việt Nam là một ngôi sao đang lên trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư.

Bày tỏ đáng tiếc khi tổng quy mô đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam quý 1 chỉ đạt 474 triệu USD, tương đương 70,4% so với cùng kỳ năm ngoái khiến Hàn Quốc từ vị trí nhà đầu tư số một tại Việt Nam xuống vị trí thứ tư - mức thấp nhất kể từ năm 2008 nhưng ông Hong Sun, Chủ tịch KOCham vẫn khẳng định: Chính phủ cũng như rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc coi Việt Nam là đối tác hợp tác tốt nhất.

Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam đang cân nhắc việc tăng vốn đầu tư và đầu tư mới, nếu như môi trường đầu tư tiếp tục ổn định, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ cao và các công ty tài chính, năng lượng. Trong thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc như công ty điện tử Samsung, LG, LG Display, LG Innotek mở rộng đầu tư để phát triển thành cứ điểm sản xuất toàn cầu về điện ô tô, thiết bị điện tử và thiết bị gia dụng.

Tương tự, ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện JETRO Hà Nội khẳng định các doanh nghiệp Nhật Bản rất sẵn sàng đầu tư tại Việt Nam, có 47% số doanh nghiệp được hỏi cho biết sẽ mở rộng kinh doanh trong 1 - 2 năm tới.

Tuy nhiên, để nắm bắt những cơ hội đầu tư của những doanh nghiệp FDI, bên cạnh việc đánh giá tốt môi trường đầu tư của Việt Nam, các tập đoàn, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đề xuất nhiều nội dung liên quan đến cải cách thủ tục hành chính.

>>> Áp lực cạnh tranh thu hút FDI: Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn

ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện JETRO Hà Nội

ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện JETRO Hà Nội

Ông Gabor Fluit từ EuroCham khuyến nghị  Việt Nam cần xây dựng các chính sách ưu đãi phù hợp, cạnh tranh để thu hút đầu tư, đặc biệt là quy định thuế tối thiểu toàn cầu sắp được áp dụng. Ngoài ra, việc hài hòa hóa thủ tục hành chính và chính sách thuế là rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng thương mại trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Đồng quan điểm, đại diện KOCham mong muốn có sự cải thiện về thủ tục hành chính đơn giản hơn, hiệu quả hơn, ưu đãi của Chính phủ rộng hơn… để nhà đầu tư sẽ cảm thấy an toàn hơn khi vào Việt Nam.

Trong khi đó, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản cũng kêu về thời gian xử lý thủ tục hành chính chậm, nhất là trong việc cấp các loại giấy phép trong nước. Cụ thể, 66% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết các thủ tục hành chính có vẻ đang chậm lại, trong khi con số này ở ASEAN chỉ 47%. Việt Nam cần phải loại bỏ các loại phí không chính thức và tạo điều kiện cho mức giá phù hợp. Điều này quan trọng vì các doanh nghiệp cần xử lý thủ tục hành chính thông suốt và minh bạch.

Đây cũng là mong muốn của ông Kim Huat Ooi -  Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Intel Products Việt Nam. Theo đại diện của Intel, hãng tiếp tục tăng trưởng đầu tư tại Việt Nam sau khi đã “rót” 1,5 tỷ USD và mong muốn cơ chế một cửa có thể sớm được khôi phục để cải thiện sự dễ dàng trong kinh doanh, giảm thời gian thực hiện cho tất cả các loại giấy phép như phòng cháy, chữa cháy, xây dựng, môi trường…

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Các tập đoàn nước ngoài “rót” hàng tỷ USD đầu tư vào Việt Nam tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714435012 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714435012 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10