Cách ly y tế trong các khu lều lán: Lo quá hóa ẩu

Diendandoanhnghiep.vn Theo "thiết kế", mỗi phòng cách ly rộng khoảng 5m2, dành cho 1 người. Trong phòng cách ly có giường đơn, điện, sóng wifi miễn phí phục vụ người dân.

>>Khi cán bộ “hăng hái” khóa trái nhà dân

Về quê nhà ăn Tết, hàng trăm người dân được cách ly y tế trong các khu lều lán bằng tre luồng, nứa, bạt. Từ đầu tháng 1/2022 đến nay, chính quyền và nhân dân xã Thanh Phong, huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa) đã chọn khuôn viên hai nhà văn hóa thôn của xã để dựng lều lán, ngăn thành 60 phòng riêng biệt phục vụ người cách ly.

Do điều kiện vật chất khó khăn nên xã Thanh Phong đã phải dựng thêm các lán để người dân yên tâm cách ly.

Do điều kiện vật chất khó khăn nên xã Thanh Phong đã phải dựng thêm các lán để người dân yên tâm cách ly.

Ông Lê Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Thanh Phong cho biết, trong gần 1 tháng qua có lúc cả 60 phòng ở khu vực lều lán khu cách ly đều kín chỗ vì số người dân về quê đón Tết rất đông.

Hơn nửa tháng qua, có hơn 300 người xã Thanh Phong đi làm ăn xa, học tập trở về quê đón Tết, trong đó khoảng 200 người thuộc diện cách ly y tế 7 ngày tại nhà nhưng vì nhà riêng không đủ điều kiện cách ly nên được cách ly tại khu vực lều lán hoặc nhà văn hóa thôn.

Ông cũng cho biết, đặc thù nhà dân ở địa phương hầu hết không có phòng riêng đảm bảo điều kiện cách ly phòng chống dịch COVID-19. Vì vậy, UBND xã và người dân mới thống nhất tận dụng vật liệu có sẵn ở địa phương để dựng lán làm nơi cách ly cho người dân.

Trong thời gian cách ly ở lán, người cách ly được người thân, gia đình lo ăn uống. Các hội đoàn thể của xã Thanh Phong cũng tổ chức nhiều buổi nấu ăn tập trung để hỗ trợ người cách ly.

"Đến chiều 24/1, vẫn còn 25 người đang cách ly y tế tại khu vực lều lán do xã lập nên. Đây là việc làm linh hoạt của chính quyền xã có sự đồng thuận của người dân địa phương và người đi làm ăn xa trở về, mặc dù không có hướng dẫn nào của UBND huyện Như Xuân và UBND tỉnh Thanh Hóa. Nếu từ nay số người trở về địa phương để đón Tết Nhâm Dần có nhu cầu cách ly tại nhà thì chính quyền xã sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho người dân", ông Lê Văn Tuấn cho biết thêm. 

Các phòng được ngăn cách và bố trí giường ngủ.

Các phòng được ngăn cách và bố trí giường ngủ.

Tuy nhiên, bên cạnh những người đồng thuận đến khu lều lán cách ly, nhiều người ở xã Thanh Phong cho rằng cách làm nêu trên của chính quyền xã này hơi thái quá, khiên cưỡng, thậm chí là phản cảm, không bám sát với chỉ đạo của Bộ Y tế, UBND tỉnh Thanh Hóa về phòng chống dịch COVID-19.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Đồng - chủ tịch UBND huyện Như Xuân - khẳng định Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của huyện không có chỉ đạo, hướng dẫn xã Thanh Phong dựng lều lán cho người cách ly. Lãnh đạo huyện sẽ yêu cầu lãnh đạo xã này báo cáo vụ việc và thực hiện phòng chống dịch COVID-19 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh.

Còn ông Đầu Thanh Tùng - phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho hay, đã nắm bắt thông tin vụ việc ở xã Thanh Phong, huyện Như Xuân. UBND tỉnh Thanh Hóa và huyện Như Xuân không có chỉ đạo, hướng dẫn chính quyền cơ sở làm như vậy. 

UBND huyện Như Xuân sẽ kiểm tra tại xã Thanh Phong để có những điều chỉnh trong phòng chống dịch COVID-19 cho phù hợp, đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế và UBND tỉnh.

Dãy lều lán tạm bợ cho người cách ly y tế ở xã Thanh Phong, huyện Như Xuân.

Dãy lều lán tạm bợ cho người cách ly y tế ở xã Thanh Phong, huyện Như Xuân.

Trước đó, vào những ngày đầu năm 2022, chính quyền xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã mua khóa rồi khóa cổng hàng loạt gia đình có người từ các địa phương khác về quê ăn Tết. Sau khi báo chí lên tiếng, huyện Thiệu Hóa đã yêu cầu xã này tháo hết khóa, đồng thời thực hiện công tác chống dịch theo chỉ đạo của trung ương và của tỉnh.

Chia sẻ về nhiều câu chuyện buồn xung quanh cách ứng xử với người về quê ăn Tết, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, (nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng), cho biết, về quê thăm người thân dịp Tết là nhu cầu chính đáng. Mỗi người trong chúng ta đều đã tiêm 2 - 3 mũi vaccine, hiểu biết về COVID-19 cũng khác nhiều so với Tết 2020, 2021. Khả năng phòng chống dịch của hệ thống y tế cũng tốt hơn trước.

Với nền tảng này lẽ ra các địa phương phải tạo điều kiện cho người dân về quê với gia đình. Tiếc rằng, nhiều nơi "lo quá hóa ẩu", đưa ra những quy định "tự phát" nhưng qua đó lại phản ánh sự thực là chưa hiểu hết về dịch bệnh, về thành quả chống dịch”, ông Nga bày tỏ.

Tìm hiểu kỹ hơn, lại có "yếu tố bất ngờ" đó là cấp trên không chỉ đạo, như vụ khóa cửa nhà gần 30 gia đình ở Thanh Hóa, chủ tịch huyện không chỉ đạo mà là yêu cầu của cấp xã. Tinh thần phòng dịch lên cao nhưng lại không sát thực tế, hiểu đúng về phòng chống dịch trong tình hình mới, lẽ ra phải tạo điều kiện cho dân về, xã lại ứng xử "kỳ quặc".

Do tính chất đặc thù ở miền núi nên Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 xã đã lập lán cho người dân về quê ăn Tết cách ly.

Do tính chất đặc thù ở miền núi nên Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 xã đã lập lán cho người dân về quê ăn Tết cách ly.

Cách ứng xử này nếu không chấn chỉnh sẽ dẫn đến tình trạng cửa quyền, thậm chí làm trái chủ trương của Chính phủ. Chính phủ đang yêu cầu thống nhất thực hiện thích ứng an toàn với dịch theo nghị quyết 128, không ngăn người dân về quê, phải tạo điều kiện để người dân đi lại phù hợp với nhu cầu.

Trong tình hình dịch hiện nay, ở đâu cũng có thể có ca nhiễm, có thể người địa phương lây cho người về ăn Tết thì sao? Nhất là hiện đa số đã tiêm 2 - 3 mũi vaccine, nhiều F0 không có hoặc rất ít triệu chứng nên không phát hiện được nếu không xét nghiệm. Vì vậy, liệu có hợp lý khi chỉ lo người về quê lây cho người ở quê nhà?

Do vậy, những câu chuyện như địa phương “khóa cửa hay dựng lều” là biểu hiện của tình trạng sợ trách nhiệm. Nhưng qua đó cũng cho thấy những người có trách nhiệm ở địa phương chưa phục vụ dân, mà vì chính bản thân họ.

Chúng ta đã từng trải qua những tháng ngày căng thẳng, lo âu, tổn thất do COVID-19. Nhưng chúng ta cũng đã làm rất nhiều việc để thoát ra khó khăn, bỏ nỗi lo lại phía sau để bước tới. Vì vậy không thể lặp lại tình trạng như những ngày căng thẳng của đợt dịch thứ 4.

Trong điều kiện hiện nay, an toàn mức nào là do cá nhân quyết định. Dịch lây chủ yếu khi tiếp xúc không có bảo hộ trong khoảng cách gần. Vì vậy dịp Tết hay ngày thường quanh năm vẫn phải tuân thủ 5K. Vì vậy, chẳng có lý do gì để làm khó người dân khi về quê ăn Tết. Hãy vượt qua sợ hãi để trở lại sống an toàn với COVID-19.

 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cách ly y tế trong các khu lều lán: Lo quá hóa ẩu tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1710846092 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1710846092 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10