Cách mạng kinh doanh toàn cầu

Diendandoanhnghiep.vn Đầu tư trực tiếp nước ngoài, động lực chính của việc tham gia vào GVC, đã mang lại những lợi ích quan trọng cho Việt Nam...

Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho các nước đang phát triển trong ba thập kỷ qua, đặc biệt là các nước đã tham gia tích cực vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) như Việt Nam.
 
 Samsung, LG… đã lần lượt dịch chuyển sản xuất về Việt Nam và coi Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu. Ảnh: Nhà máy Samsung Bắc Ninh.

Samsung, LG… đã lần lượt dịch chuyển sản xuất về Việt Nam và coi Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu. Ảnh: Nhà máy Samsung Bắc Ninh.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài, động lực chính của việc tham gia vào GVC, đã mang lại những lợi ích quan trọng cho Việt Nam với tư cách là một quốc gia dư thừa lao động.

Toàn cầu hoá đã đạt đỉnh?

Đại dịch COVID-19 là cú sốc kinh tế nghiêm trọng nhất mà thế giới phải trải qua kể từ sau Thế chiến thứ hai. Chuỗi giá trị toàn cầu đã cho thấy khả năng thích ứng mạnh mẽ trong đại dịch, phục hồi nhanh chóng sau sự gián đoạn về giao thông và hậu cần trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc.

Giãn cách xã hội, kiểm soát biên giới, đóng cửa biên giới và các biện pháp khác được thực hiện để kiểm soát sự lây lan của virus corona đã có tác động tiêu cực ngay lập tức và nghiêm trọng đến chuỗi giá trị toàn cầu. Các chính phủ cũng can thiệp trực tiếp vào thị trường hàng hóa và vật tư y tế thiết yếu, cấm xuất khẩu, và trợ cấp chuyển đổi cơ sở sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước.

GVC đã cho thấy khả năng thích ứng mạnh mẽ trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của các hệ thống sản xuất cung cấp vật tư y tế thiết yếu, và để đáp trả, các chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hạn chế xuất khẩu một số hàng hóa và trợ cấp cho hoạt động sản xuất thiết bị và vật tư trong nước mà trước đây chủ yếu nhập khẩu. Nhiều biện pháp hạn chế thương mại này sẽ tiếp tục sau đại dịch, vừa là biện pháp phòng ngừa trước các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai, vừa để đối phó với áp lực chính trị từ các nhà sản xuất trong nước đang tìm cách giảm bớt cạnh tranh từ nước ngoài.

Khi sự ủng hộ đối với chủ nghĩa đa phương giảm dần, các quốc gia ngày càng phải sử dụng đến các hạn chế thương mại và đầu tư song phương, thường bị che đậy về mặt an ninh quốc gia và duy trì quyền kiểm soát trong nước đối với các công nghệ cốt lõi. Nhiều chính sách hạn chế đầu tư trong lĩnh vực thông tin và viễn thông, công nghệ sinh học, nông nghiệp và dịch vụ tài chính đã được các nước tiên tiến và đang phát triển ban hành.

 Tăng trưởng trung bình hàng năm của dòng vốn FDI. Nguồn: WB

Tăng trưởng trung bình hàng năm của dòng vốn FDI. Nguồn: WB

Lợi ích và chi phí của vốn FDI tại Việt Nam

Dòng vốn FDI thường được coi là động lực chính đối với việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVC), và vì vậy các nước đang phát triển được khuyến khích dành ưu tiên cao cho việc thu hút vốn FDI.

Tuy nhiên, hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI lại thâm dụng nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt ở Việt Nam, nơi giá trị gia tăng nhập khẩu trong hàng xuất khẩu cao hơn Thái Lan và Malaysia trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. FDI cung cấp vốn đầu tư phát triển, nhưng chi phí đắt hơn so với các nguồn khác, với tỷ lệ hoàn vốn từ lợi nhuận chuyển về cao hơn lãi suất vay ngân hàng. Lợi nhuận chuyển về là một khoản nợ tương đương với nợ nước ngoài cần được có nguồn để chi trả giống như tất cả các khoản nợ khác.

Chuyển giá cũng là một vấn đề ở Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài thường yêu cầu chính quyền trung ương và địa phương miễn thuế, điều này làm giảm tác động tích cực của đầu tư nước ngoài đến nguồn thu của chính phủ.

Đối sách của Việt Nam

Câu hỏi được đặt ra lúc này là làm sao để Việt Nam tận dụng được lợi thế của việc dịch chuyển chuỗi cung ứng và chuyển dịch sản xuất. 

Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của dịch bệnh đã khiến các doanh nghiệp nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, chuỗi cung ứng, tránh phụ thuộc vào một quốc gia. Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhất định khi nhiều cơ sở sản xuất được dời từ Trung Quốc sang. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành sản xuất đều có thể dễ dàng chuyển sang Việt Nam khi trình độ tay nghề của công nhân còn hạn chế.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đã góp phần tạo việc làm, tăng trưởng xuất khẩu và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong việc tận dụng sự tham gia vào các mạng lưới này để nâng cao giá trị gia tăng trong nước và phát triển năng lực của các doanh nghiệp trong nước. Việc chuyển đổi từ một quốc gia dư thừa lao động chuyên sử dụng lao động giá rẻ sang một nền kinh tế có công nghệ tiên tiến mang đầy rủi ro. Những tiến bộ trong tự động hóa có thể thu hẹp cánh cửa hiện có đối với Việt Nam để chuyển được từ hoạt động lắp ráp sang các phân đoạn phức tạp hơn của chuỗi giá trị.

Trong khi các công cụ truyền thống của chính sách đổi mới quốc gia không còn nữa, chính phủ phải tư duy sáng tạo về các công cụ có thể sử dụng nhằm thúc đẩy đầu tư trong nước và nâng cao vị thế trong phạm vi của các hiệp định đã ký. Chính phủ cũng phải xây dựng cơ sở hạ tầng để thúc đẩy sự phát triển của các trung tâm công nghiệp nhằm đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô và thu hút đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cách mạng kinh doanh toàn cầu tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713486870 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713486870 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10