[CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Khai bút đầu năm - tao nhã Tết Việt xưa

Trương Khắc Trà 05/02/2019 07:00

Một trong những nét văn hóa thanh tao, độc đáo nhất trong ngày Tết xưa đó là tục khai bút đầu năm.

Cụ Nguyễn Tuân đã mô tả sức mạnh của chữ nghĩa trong “Chữ người tử tù” - Huấn Cao, một tử tù có nét bút tài hoa đã làm viên cai ngục và thầy thơ mất hết quyền uy.

Trật tự và vai vế xã hội bị đảo lộn chăng? Không phải! Mà đó chính là sức mạnh của con chữ đã tự nó sắp đặt lại trật tự vốn có - vượt qua tất thảy gông cùm chốn tù ngục.

Có lẽ vì sự cao quý của con chữ và “nghề chữ” nên Tết Việt truyền thống đã có tục khai bút đầu năm.

Tết - một phạm trù độc đáo của người Việt chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống thú vị mà không phải dân tộc nào trên thế giới cũng có.

Có lẽ chính vì vậy mà danh từ “Tết” khi dịch sang tiếng Anh vẫn giữ nguyên kết cấu ký tự.

Mặc dù sống và làm việc theo Tây lịch nhưng trong tâm thức người Việt, Âm lịch mới thực sự quan trọng về mặt tinh thần, tâm linh, tín ngưỡng.

Một trong những nét văn hóa thanh tao, độc đáo nhất trong ngày Tết xưa đó là tục khai bút đầu năm.

Nét bút xuân ngày một nhạt phai

Nét bút xuân ngày một nhạt phai

Trong văn hóa và thói quen của người Việt, ngày đầu tiên của năm là ngày quan trọng cho một khởi đầu mới. Theo quan niệm xưa, những ngày đầu tiên của năm, nếu mọi việc suôn sẻ, ai nấy vui vẻ thì cả năm cũng như vậy.

Có thể bạn quan tâm

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Hoa Lay ơn ngậm ngùi ngày giáp tết

    [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Hoa Lay ơn ngậm ngùi ngày giáp tết

    15:00, 04/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Phiên chợ quê ngày cuối năm

    [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Phiên chợ quê ngày cuối năm

    11:05, 04/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Bâng khuâng chiều cuối năm

    [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Bâng khuâng chiều cuối năm

    11:03, 04/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Năm Kỷ Hợi nói chuyện vui buồn của con heo!

    [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Năm Kỷ Hợi nói chuyện vui buồn của con heo!

    05:14, 04/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Tết: Nên ở hay về…?

    [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Tết: Nên ở hay về…?

    07:00, 03/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Lạm bàn chuyện đạo đức văn hóa dịp Tết Cổ truyền

    [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Lạm bàn chuyện đạo đức văn hóa dịp Tết Cổ truyền

    05:00, 03/02/2019

  • [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Đường về quê xa mấy nẻo…?

    [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Đường về quê xa mấy nẻo…?

    11:00, 31/01/2019

Tục khai bút thường chỉ có giới học giả trong xã hội mới thực hiện. Tục này xưa có ông đồ, thầy đồ, học sĩ, ngày nay có học sinh, giới văn sĩ, thi sĩ, người làm nghề viết.

Thường thì sau giao thừa, mọi người sẽ chọn một giờ tốt để làm lễ khai bút. Đây cũng chỉ là một lễ tương trưng, gọi là để bắt đầu sự nghiệp, sự học, sự viết cho một năm mới.

Có người chỉ viết lên ngày, tháng đánh dấu việc khai bút, nhưng cũng có người sáng tác cả một tác phẩm đầu năm cho lúc khởi đầu này.

Cũng có người viết lên những mong muốn cho một năm mới nhiều thuận lợi, học hành được tiến bộ và tương lai nghề nghiệp rộng mở. Những ông đồ hay Nho sĩ khai bút thường viết câu đối hoặc một chữ đẹp để treo trong nhà.

Theo quan niệm dân gian, những chữkhai bút đầu năm phải do mình tự nghĩ ra, chứ không nên sao chép của người khác.

Đó có thể là dòng chữ ghi họ tên, tuổi, quê quán của người cầm bút hoặc một vài câu thơ được sáng tác ngẫu hứng.

Đôi khi, nó cũng chỉ đơn giản là những xúc cảm hay những mong ước tốt đẹp về gia đình, bạn bè, công việc, học hành, thi cử…

Khai bút được đưa vào danh mục những công việc quan trọng trong những ngày đầu năm, thể hiện đặc tính coi trọng tri thức, chữ nghĩa của người Việt Nam ta.

Nó không những thể hiện sự trân trọng đối với các giá trị văn hóa truyền thống mà còn có tác dụng răn dạy con cháu về đức tính hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc.    

Bởi vậy truyền thống Nho học sắp xếp “sĩ, nông, công, thương”. Kẻ sĩ được đưa lên hàng đầu trong tứ đại nghệ.

Ngày nay tục khai bút có nguy cơ bị lãng dần do sự thịnh hành của công nghệ thông tin, thuật ngữ “keyboard” đang thay thế dần cho ngòi bút khi thực hiện công việc viết lách, khi hành động “gõ phím” thay thế cho “cầm bút” thì tục khai bút đầu năm có nguy cơ chìm dần vào quên lãng.

Mặc dù có ý nghĩa đề cao sự học nhưng hiện nay phong tục khai bút đầu năm chỉ được duy trì thường xuyên ở một bộ phận nhỏ gia đình truyền thống.

Có một ngịch lý rằng, chữ nghĩa ngày càng quan trọng, hiểu nghĩa rộng đó là nền tri thức của một cộng đồng, hay lớn hơn là một quốc gia, dân tộc, loài người.

Nhưng sự nghiêm túc với con chữ đang có vấn đề. Người ta có thể bẻ cong ngòi bút vì vụ lợi; người ta có thể dùng chữ nghĩa một cách khiên cưỡng để che dấu cho cái kệch cỡm.

Khó để đòi hỏi một thế hệ ông đồ như trong thơ của Vũ Đình Liên, vì con chữ ngày nay nhuốm mùi tiền bạc, có khi nhuốm máu.

Ai đó có thể quên, nhưng không thể bâng khuâng mỗi khi bắt gặp ở đâu đó mấy vần thơ đượm buồn của Vũ Đình Liên.

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Kính mời quý độc giả gửi chia sẻ ý kiến của mình về vấn đề này qua hộp thư toasoan@dddn.com.vn. Bài viết phù hợp sẽ được đăng tải kèm theo chế độ nhuận bút nhanh, hấp dẫn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Khai bút đầu năm - tao nhã Tết Việt xưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO