Cần cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh trong năm 2023

Diendandoanhnghiep.vn Từ năm 2020 đến nay, những giải pháp tháo bỏ rào cản kinh doanh có xu hướng chậm lại, những nỗ lực cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh ít được quan tâm hơn và ít chuyển biến…

Đó là một trong những nội dung tại Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thực hiện Nghị quyết số 02 liên quan đến việc cải thiện môi trường kinh doanh vừa được cơ quan này hoàn thiện.

>>Kiến nghị gia hạn chính sách giảm thuế VAT cho doanh nghiệp

hihi

Những giải pháp tháo bỏ rào cản kinh doanh có xu hướng chậm lại, những nỗ lực cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh ít được quan tâm hơn và ít chuyển biến…

Theo đó, Báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện trình Chính phủ.

Theo Báo cáo, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn đó những “điểm nghẽn” trong hoạt động cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh. Từ năm 2020 đến nay, những giải pháp tháo bỏ rào cản kinh doanh có xu hướng chậm lại. Theo đó, nỗ lực cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh ít được quan tâm hơn và ít chuyển biến.

Đặc biệt, từ giữa năm 2022, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do những biến động khó đoán định trên thế giới, chi phí đầu vào tăng cao, thị trường sụt giảm nghiêm trọng; nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất, giảm lao động; số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động gia tăng kéo theo nhiều tác động xã hội, nhưng mức độ quan tâm của một số bộ, ngành, địa phương về vấn đề này có dấu hiệu chùng xuống. Nhiều mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chưa đáp ứng yêu cầu như Chính phủ đã chỉ đạo và cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng.

“Ở một số lĩnh vực, rào cản thậm chí còn nặng nề hơn, không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp mà cả với cán bộ thực thi. Vì thế, doanh nghiệp chưa thực sự có niềm tin vào cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh”, Báo cáo nêu.

Trao đổi về tình hình cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và cải cách điều kiện kinh doanh theo yêu cầu tại Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2022, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) lo ngại: “Nhiệm vụ này trong năm 2022 chưa có nhiều chuyển biến. Số lượng các điều kiện kinh doanh cắt bỏ rất ít hoặc chỉ cắt bỏ những điều kiện kinh doanh ít ý nghĩa, chưa thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp”.

Theo bà Thảo, rà soát các văn bản pháp lý về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cho thấy, số lượng ngành nghề nêu trong Danh mục của Luật Đầu tư năm 2020 ít hơn nhiều số lượng ngành nghề cụ thể có quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh tại pháp luật chuyên ngành. Trên thực tế, vẫn còn nhiều điều kiện kinh doanh không cần thiết hoặc quy định chung chung, thiếu rõ ràng, khó xác định hoặc thiếu cơ sở khoa học…

Cùng với đó, rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác biệt của các quy định pháp luật chưa được tháo gỡ vẫn là nguyên nhân chính làm phát sinh nhiều chi phí cho doanh nghiệp và dẫn đến khó khăn cho các bộ, ngành, địa phương trong giải quyết thủ tục đầu tư.

Đồng tình với nhận xét này, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, những chồng chéo, mâu thuẫn của pháp luật dẫn đến các cách hiểu khác nhau của các bộ, ngành và địa phương, khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

>>Kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Bên cạnh việc điểm tên các “điểm nghẽn”, Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra, những thách thức lớn từ bất ổn địa chính trị, lãi suất, lạm phát gia tăng ở mức cao, cùng với đó cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh trong nước chậm chuyển biến đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số bất cập về môi trường kinh doanh khác đang ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể là: doanh nghiệp cạn vốn, khó tiếp cận vốn; chậm hoàn thuế; thanh tra, kiểm tra có xu hướng gia tăng; thủ tục giải thể doanh nghiệp phức tạp...

Số liệu vừa được Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cập nhật càng làm rõ hơn những khó khăn, thách thức đang “bủa vây” doanh nghiệp. Theo đó, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong năm 2022 tăng 19,5% so với năm 2021, với 143.198 doanh nghiệp, gấp 1,6 lần mức bình quân giai đoạn 2017 - 2021.

Dự báo năm 2023, bên cạnh những thuận lợi, kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức hơn; do đó, những giải pháp cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh cần được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần những giải pháp cụ thể hơn và nỗ lực thực thi phải mạnh mẽ hơn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2023 nhằm tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tăng thêm “trợ lực” cho cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh trong năm 2023 tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714114334 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714114334 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10