Cần cân nhắc lại các mục tiêu trong Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương

Diendandoanhnghiep.vn Bên cạnh một số điều còn thiếu rõ ràng, góp ý Dự thảo Báo cáo xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021 – 2030, VCCI đề nghị cân nhắc một số mục tiêu Dự thảo đề ra…

>> Tái cơ cấu kinh tế: Cần cơ chế đột phá, tháo gỡ “nút thắt”

Theo đó, trả lời Công văn số 7073/BCT-KH của Bộ Công Thương về việc đề nghị góp ý Dự thảo Báo cáo xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021 – 2030 (Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc một số mục tiêu Dự thảo đã đề ra.

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc một số mục tiêu đề ra trong Dự thảo - Ảnh minh họa

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc một số mục tiêu đề ra trong Dự thảo - Ảnh minh họa

Cụ thể, về bối cảnh, trong đó là bối cảnh quốc tế, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm một khía cạnh quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 10 năm sắp tới: Xu hướng bảo hộ toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục phức tạp, có thể cộng hưởng với các nhân tố khác (như cạnh tranh chiến lược nước lớn, khó khăn do dịch COVID-19…) gây ra những tác động khó lường tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể:

Xu hướng này không chỉ thể hiện ở các hàng rào phi thuế quan (các biện pháp kỹ thuật, an toàn thực phẩm, thủ tục xuất nhập khẩu, phòng vệ thương mại…) mà có thể được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau (ví dụ các điều tra theo Điều 301 của Hoa Kỳ, các cáo buộc liên quan tới môi trường, lao động hay các yếu tố ngoài thương mại khác ở nhiều thị trường…).

Việc lạm dụng các biện pháp có tính bảo hộ không chỉ giới hạn ở các đối tác đã có FTA với nhau (mặc dù về lý thuyết giữa các nước đã có FTA, việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan có thể làm gia tăng nguy cơ về các hàng rào phi thuế) mà có thể là ở nhiều đối tác khác nhau, kể cả các đối tác lớn và nhỏ.

Nguy cơ ảnh hưởng tới xuất khẩu Việt Nam của một số biện pháp bảo hộ của các nước có thể không chỉ dừng lại ở một ngành mà có thể ở rất nhiều ngành (ví dụ, các biện pháp xử lý sau điều tra Điều 301 của Mỹ đối với Trung Quốc, EU… không dừng lại ở các sản phẩm mục tiêu điều tra mà mở rộng ra nhiều sản phẩm khác).

Một số mục tiêu được cho là thiếu khả thi - Ảnh minh họa

Một số mục tiêu được cho là thiếu khả thi - Ảnh minh họa

Về bối cảnh trong nước, Dự thảo đã đề cập tới một yếu tố quan trọng về bối cảnh trong nước, đó là “quá trình cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, quản trị nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh” (trang 27).

Tuy nhiên, theo VCCI, mục tiêu của các hoạt động này trong thời gian tới sẽ không còn là “để đáp ứng các cam kết trong các FTA mà Việt Nam đã ký”. Bởi, hầu như tất cả các cam kết FTA cao hơn pháp luật Việt Nam đều đã được nội luật hóa (tính tới cuối 2021).

Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc điều chỉnh mục tiêu của các cải cách thể chế sắp tới là để “tạo môi trường pháp lý và kinh doanh thuận lợi và hợp lý cho việc tận dụng các cam kết FTA hiệu quả nhất có thể, qua đó hiệu thực hóa các lợi ích dự kiến từ các hiệp định này”.

>> “Chìa khoá” tái cơ cấu ngành nông nghiệp Điện Biên

Về các mục tiêu cụ thể, trong đó, đối với xuất nhập khẩu, mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hóa của hàng hóa xuất khẩu, tỷ trọng hàng hóa dán nhãn Made in Vietnam…

Theo VCCI, để có thể đánh giá được mức độ hợp lý của các mục tiêu này, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bổ sung số liệu về vấn đề này trong phần báo cáo về kết quả giai đoạn 2011-2020.

Ngoài ra, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc làm rõ một số khái niệm trước khi đưa ra chỉ tiêu. Ví dụ cách tính “tỷ lệ nội địa hóa trong hàng xuất khẩu”, cách hiểu về “hàng hóa dán nhãn Made in Vietnam”. Bởi, hiện mỗi FTA có quy định xuất xứ riêng, hàng hóa không hưởng ưu đãi FTA có quy định xuất xứ riêng. Nhiều hàng hóa không dán nhãn Made in Vietnam do không hưởng ưu đãi thuế quan, cũng không được khách hàng nước ngoài yêu cầu…

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bổ sung, điều chỉnh hoặc làm rõ thêm các nội dung về định hướng tái cơ cấu - Ảnh minh họa

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bổ sung, điều chỉnh hoặc làm rõ thêm các nội dung về định hướng tái cơ cấu - Ảnh minh họa

Đối với thị trường trong nước, Dự thảo đặt ra mục tiêu đến năm 2030 “không còn tình trạng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được bày bán ở tất cả các cơ sở kinh doanh, được sản xuất và bày bán công khai tại các làng nghề”.

VCCI cho rằng, tính khả thi của mục tiêu cụ thể này cần được đánh giá thêm, bởi tình trạng hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề chưa được giải quyết hiệu quả trong thời gian qua. Mặc dù, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều vụ mua bán hàng giả nhưng trên thị trường, nhưng theo phản ánh của doanh nghiệp, tình trạng mua bán hàng giả diễn ra cả công khai và không công khai.

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc điều chỉnh lại mục tiêu này bởi việc đặt ra mục tiêu hoàn toàn không còn tình trạng mua bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong vòng 09 năm tới, trong khi các nhiệm vụ và giải pháp tại mục III Dự thảo lại chưa thấy rõ ràng giải pháp hiệu quả nào để đạt được mục tiêu này, là khó khả thi.

Về định hướng tái cơ cấu, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bổ sung, điều chỉnh hoặc làm rõ thêm các nội dung như:

Đối với các mặt hàng định hướng mở rộng xuất khẩu (điểm a trang 35-36): Đề nghị bổ sung thêm các sản phẩm có giá trị gia tăng cao;

Đối với ưu tiên phát triển xuất khẩu Halah, Kosher (điểm b trang 36): Đề nghị bổ sung các sản phẩm này trong phần định hướng đối với tái cơ cấu các ngành công nghiệp (từ trang 31) – bởi nếu không có định hướng từ sản xuất thì không thể có sản phẩm Halah, Kosher để xuất khẩu;

Đối với định hướng quản lý nhập khẩu (điểm d trang 36): Đề nghị cân nhắc bổ sung thêm định hướng về biện pháp quản lý nhập khẩu linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm lợi ích hợp pháp và chính đáng của quốc gia khi cần thiết (với ý phía sau là cần có nghiên cứu để áp dụng các biện pháp bảo hộ được phép trong các hoàn cảnh cần thiết, thích hợp). Định hướng này rất quan trọng trong bối cảnh thương mại thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt khi các nước áp dụng các biện pháp bảo hộ – trả đũa lẫn nhau.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần cân nhắc lại các mục tiêu trong Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714424182 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714424182 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10