Theo một thống kê, trong giai đoạn từ 2013 đến 2017, TP. Hà Nội đã chi số tiền dự kiến khoảng 1.800 tỷ đồng cho dự án “đại tu các vỉa hè”, và từ 2019 đến nay dù chưa có một con số cụ thể, thế nhưng với hơn 100 tuyến phố tại các quận nội đô thì số tiền đầu tư cho các dự án này được cho cũng không hề nhỏ.

Số vốn đầu tư

Số vốn đầu tư "khủng" và chất lượng không tương xứng là điểm thu hút của dự án "đại tu các vỉa hè" tại Hà Nội - Ảnh: Quốc Tuấn

Chủ trương lát vỉa hè bằng đá tự nhiên được đưa ra từ cuối năm 2016, khi đó, lãnh đạo TP. Hà Nội ban hành quy định mới về cải tạo hè phố với mục tiêu được đề ra: đến năm 2020, vỉa hè của hơn 900 tuyến đường tại 12 quận nội thành được thay thế từ gạch truyền thống sang đá tự nhiên có kết cấu bền vững, với tuổi thọ lên đến 70 năm. Tuy nhiên, khi dự án đia vào triển khai và đưa vào hoạt động, chỉ mới ở tuổi lên 2 tại một số dự án đã bắt đầu xuống cấp, đá nứt vỡ…

Dự án lát vỉa hè bằng đá tự nhiên để chỉnh trang đô thị của UBND TP. Hà Nội khiến dư luận hoài nghi về chất lượng khi chỉ mới đưa vào sử dụng được 2 năm đã xuống cấp, vỡ nứt... - Ảnh: Quốc Tuấn

Dự án lát vỉa hè bằng đá tự nhiên để chỉnh trang đô thị của UBND TP. Hà Nội khiến dư luận hoài nghi về chất lượng khi chỉ mới đưa vào sử dụng được 2 năm đã xuống cấp, vỡ nứt... - Ảnh: Quốc Tuấn

Năm 2019, UBND TP. Hà Nội tiếp tục có Quyết định 1303/QĐ-UBND về việc ban hành “Thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn TP. Hà Nội”, hơn 100 tuyến đường tại các quận như: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Hà Đông sẽ được lát vỉa hè bằng đá tự nhiên. Theo thông tin giới thiệu, loại đá tự nhiên được sử dụng tại các dự án sẽ có tuổi đời từ 50 – 70 năm, không chỉ đảm bảo độ bền mà còn góp phần chỉnh trang đô thị(?).

Đá tự nhiên do mỗi quận tự đề xuất và có kích thước, chiều dầy khác nhau… - Ảnh: Quốc Tuấn

Đá tự nhiên do các quận thực hiện dự án tự đề xuất và có kích thước, chiều dầy khác nhau… nên sẽ không có sự đồng bộ về kích thước đá dùng để lát vỉa hè - Ảnh: Quốc Tuấn

Thậm chí không nhất thiết phải là đá tự nhiên? - Ảnh: Quốc Tuấn

Thậm chí không nhất thiết phải là đá tự nhiên? - Ảnh: Quốc Tuấn

Báo cáo số 6829/SXD-GĐXD của Sở Xây dựng gửi UBND TP. Hà Nội, cũng đã chỉ ra nhiều hạn chế, khuyết điểm trong các dự án lát đá vỉa hè tại quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình… như: có dự án, hồ sơ thiết kế chưa quy định được rõ cường độ vật liệu đá lát hè, chưa chỉ định rõ mạch lát, thiếu thiết kế chi tiết tại các vị trí góc bó vỉa (quận Ba Đình, Hai Bà Trưng...). Một số dự án không cung cấp được giấy chứng nhận hợp quy và bản thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành đối với vật liệu đá tự nhiên theo quy định, tần suất lấy mẫu và kết quả thí nghiệm tại một số tuyến phố chưa đảm bảo...

Chất lượng nguyên liệu đá dùng cho các dự án cũng là vấn đề khiến dư luận và các chuyên gia vô cùng quan ngại khi thực tế chỉ sau 2 năm sử dụng đã bắt đầu xuất hiện nỡ nứt - Ảnh: Quốc Tuấn

Chất lượng nguyên liệu đá dùng cho các dự án cũng là vấn đề khiến dư luận và các chuyên gia vô cùng quan ngại khi thực tế chỉ sau 2 năm sử dụng đã bắt đầu xuất hiện nỡ nứt - Ảnh: Quốc Tuấn

Theo quy định, tất cả các tuyến phố chỉ được thực hiện dự án lát đá vỉa hè khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, đã hạ ngầm hệ thống dây nổi, đồng bộ hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, nổi, các công trình kiến trúc hai bên đường đã được xây dựng ổn định; đồng bộ với việc cải tạo chỉnh trang mặt tiền các tuyến phố.

Dư luận vô cùng quan ngại khi nhiều tuyến phố chưa đáp ứng đủ điều kiện như tuyến phố Lạc Long Quân vẫn vô tư thực hiện dự án, trong khi tình trạng đào lên hạ xuống ở vỉa hè bấy lâu nay đã vô cùng nhức nhối - Ảnh: Quốc Tuấn

Dư luận vô cùng quan ngại khi nhiều tuyến phố chưa đáp ứng đủ điều kiện như tuyến phố Lạc Long Quân vẫn vô tư thực hiện dự án, trong khi tình trạng đào lên hạ xuống ở vỉa hè bấy lâu nay đã vô cùng nhức nhối - Ảnh: Quốc Tuấn

10 năm, 4 lần “đại tu vỉa hè”, đổ vào đó hàng nghìn tỷ, thế nhưng, thay vì đẹp và bền như dự kiến, vỉa hè tại Thủ đô vẫn mong manh, dễ rạn vỡ dễ dẫn đến thất thoát, lãng phí không đáng có… Nhất là khi, Thanh tra TP. Hà Nội chỉ ra hàng loạt sai phạm tại các dự án nhưng người chịu trách nhiệm, bị xử lý vẫn chưa được minh bạch, khách quan khiến dư luận vô cùng quan ngại.