Chuẩn hóa từ ngữ trong Luật Đất đai sửa đổi

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù qua 4 lần sửa đổi Luật Đất đai, nhưng Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi vẫn còn những từ ngữ khó hiểu là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn gặp khó khăn.

>>> 7 giải pháp gỡ khó trong thu hồi đất

 Xây dựng dự thảo cần tách biệt 2 nhóm chủ thể cơ bản: “người được trao quyền sử dụng đất” và “người chưa được trao quyền sử dụng đất”.p/Ảnh: TL

Xây dựng dự thảo cần tách biệt 2 nhóm chủ thể cơ bản: “người được trao quyền sử dụng đất” và “người chưa được trao quyền sử dụng đất”. Ảnh: TL

Các từ ngữ được sử dụng chưa chính xác đã dẫn đến trong nhiều lần ban hành Luật Đất đai và còn tồn tại trong Dự thảo hiện nay đã dẫn đến hàng loại từ ngữ khác bị sai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng văn bản luật.

Thiếu thống nhất về sử dụng từ ngữ

Có thể kể đến từ “người sử dụng đất”, khoản 14 Điều 3 Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, Nhà nước quy định thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất (giao, thuê, công nhận).

Các điều khác của Dự thảo quy định về thu hồi đất lại hiểu bao gồm việc Nhà nước thu hồi cả người chưa được Nhà nước trao quyền sử dụng đất (chẳng hạn: người đang sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận), họ chưa từng được Nhà nước trao quyền nhưng lại bị thu hồi.

Do việc quy định chưa đúng về Nhà nước thu hồi đất đối với cả “người chưa được Nhà nước trao quyền” như trên nên tại Điều 87 Dự thảo chữa khiếm khuyết này bằng việc quy định không được bồi thường về đất đối với trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận (khoản 4 Điều 87). Thực chất, quy định không được bồi thường này là chỉ áp dụng cho người chưa được Nhà nước công nhận sử dụng đất.

Hay trong xử lý vi phạm pháp luật đất đai, quy định Điều 69 của Dự thảo được hiểu là chỉ áp dụng đối với “người sử dụng đất” – được Nhà nước trao quyền, đối với người không có giấy tờ hợp pháp, hay có giấy tờ nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận mà họ thực hiện các hành vi vi phạm này cũng không bị xử lý thu hồi đất.

Do quy định của Luật sai, xét về khoa học pháp lý, việc thu hồi đất do người chưa phải là “người sử dụng đất” mà họ có hành vi vi phạm là việc áp dụng sai quy định của Luật.

So sánh với Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010, phân biệt rõ người nộp thuế thành 2 trường hợp (dù dùng từ ngữ chưa chính xác): “người sử dụng đất” và “người chưa được cấp Giấy chứng nhận”.

Tránh hiểu sai, gia tăng khiếu kiện

Một thực tế, tình trạng nhiều khiếu kiện về đất đai trong thời gian qua còn có hiện tượng Tòa án áp dụng sai quy định về “người sử dụng đất” tại Tòa án. Theo quy định Luật Đất đai, tranh chấp giữa “người được trao quyền” (giao, thuê, công nhận) với người khác là tranh chấp về quyền sử dụng đất, từ đó xác định ai là “người được trao quyền”, xác định ranh giới thửa đất của họ đã được Nhà nước trao quyền trước đây.

Ngược lại, đối với các vụ tranh chấp giữa những “người chưa được được trao quyền” (chưa được: giao, thuê, công nhận) thì Tòa án lại tuyên bản án công nhận quyền sử dụng đất cho “người chưa được được trao quyền”, từ đó theo hướng cơ quan hành chính phải trao quyền thông qua hình thức công nhận (cấp giấy chứng nhận). Như vậy, Tòa án đã thực hiện một công việc ngoài thẩm quyền, thực hiện công việc thủ tục hành chính của cơ quan hành chính (giao, thuê, công nhận). Do đó, nhiều vụ việc được Nhà nước trao quyền sử dụng đất qua bản án.

Đối với những tranh chấp giữa những “người chưa được được trao quyền” , tòa án chỉ có thẩm quyền giữ nguyên, hoặc giao quyền quản lý cho một bên để chờ cơ quan hành chính xem xét công nhận hoặc không công nhận quyền sử dụng đất cho họ.

>>> Duy trì 2 kênh tạo quỹ đất phát triển nhà ở

Nếu cho rằng, bản án tuyên chỉ nêu đương sự được quyền liên hệ cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục hành chính để cấp giấy chứng nhận, không tuyên việc “công nhận” quyền sử dụng đất thì đây cũng là một ý kiến chưa chính xác, bởi vì, nếu là quyền của đương sự được Luật Đất đai quy định thì sao Tòa phải tuyên quyền của họ trong bản án.

Có thể thấy, đối với từ ngữ “người sử dụng đất” tại Điều 6 Dự thảo cần được thay thế bằng từ ngữ chính xác hơn như: “Người được trao quyền sử dụng đất”, hoặc “người được cấp giấy chứng nhận”.

Có thể thấy rõ, từ ngữ “người sử dụng đất” là người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất và nhận chuyển quyền là từ ngữ chưa chính xác, cần phải xác định lại để các điều khoản khác của dự Luật có nghĩa chính xác hơn.

Đề xuất, có thể sử dụng từ ngữ “người được trao quyền sử dụng đất” thay cho “người sử dụg đất”. Ngoài ra, việc xây dựng dự thảo cần tách biệt đối với 2 nhóm chủ thể cơ bản: “người được trao quyền sử dụng đất” và “người chưa được trao quyền sử dụng đất”. Tránh tình trạng dồn 2 đối tượng này lại được quy định như nhau về cả nội dung, trình tự, thủ tục…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuẩn hóa từ ngữ trong Luật Đất đai sửa đổi tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714042725 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714042725 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10