Cần cuộc “đại phẫu” về sử dụng đất quốc phòng?

HƯƠNG THU 19/02/2022 03:50

Việc cho thuê và sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế thời gian qua đã để lại không ít hệ lụy gây ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của cơ quản lý nhà nước và lợi ích của doanh nghiệp.

>>Xây bệnh viện không phép trên đất quốc phòng: Trách nhiệm thuộc về ai?

Gần đây, vụ việc Công ty TNHH TM-DV Trường Sơn Tùng thực hiện dự án tại số 02 Nguyễn Hữu Thọ, Đà Nẵng là một trong những vụ việc điển hình phản ánh những bất cập liên quan đến khai thác và sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế trên địa bàn TP Đà Nẵng. Đáng nói, đây không phải là trường hợp đầu tiên doanh nghiệp bị “mắc cạn” khi liên quan đến việc thuê đất quốc phòng tại địa phương.   

Việc cho thuê và sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế thời gian qua trên địa bàn TP Đà Nẵng đã để lại không ít hệ lụy.

Việc cho thuê và sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế thời gian qua trên địa bàn TP Đà Nẵng đã để lại không ít hệ lụy.

Doanh nghiệp chỉ biết “kêu trời”.

Năm 2017, sự việc từng gây xôn xao dư luận liên quan đến việc Công ty TNHH chuyển giao công nghệ K&H và Công ty TNHH và DVTH Đình Hùng thuê đất quốc phòng của Sư đoàn Phòng không 372 tại vành đai sân bay quốc tế Đà Nẵng để lập nhà xưởng sản xuất, đầu tư, hợp tác kinh doanh đã khiến doanh nghiệp này chịu thiệt hại nặng nề.

Cụ thể, Sư đoàn Phòng không 372 đã đề nghị dừng ngay các hợp đồng liên doanh, liên kết “giữa chừng” mà không có lộ trình đã gây khó khăn và thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp khiến họ liên tục “cầu cứu” các cơ quan chức năng vào thời điểm lúc bấy giờ.

Công ty TNHH TM-DV Trường Sơn không phải là doanh nghiệp đầu tiên chịu thiệt liên quan đến việc thuê đất quốc phòng hợ tác đầu tư trên địa bàn TP Đà Nẵng thời gian qua.

Công ty TNHH TM-DV Trường Sơn không phải là doanh nghiệp đầu tiên chịu thiệt liên quan đến việc thuê đất quốc phòng hợ tác đầu tư trên địa bàn TP Đà Nẵng thời gian qua.

Tương tự, vụ việc công ty Trường Sơn Tùng gần đây bị Quân khu 5 yêu cầu “tạm dừng mọi hoạt động tại dự án Trung tâm chẩn đoán, khám chữa bệnh đa khoa số 02 Nguyễn Hữu Thọ, Đà Nẵng” đang gây “chấn động” dư luận và cộng đồng doanh nghiệp đã và đang thuê đất quốc phòng trên địa bàn TP. Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung.

Với lý do “doanh nghiệp xây dựng công trình chưa được địa phương cấp phép xây dựng” thể hiện tại công văn số 344/HC-TM ngày 15/02/2022 do Bộ tư lệnh Quân khu 5 đưa ra đã dấy lên một hồi chuông “cảnh tỉnh” về những bất cập liên quan đến việc sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế hiện nay trên địa bàn thành phố.

Và loạt những “giấy phép con” liên quan đến việc đầu tư dự án số 02 Nguyễn Hữu Thọ, Đà Nẵng từ trước đến nay được Bộ tư lệnh Quân khu 5, UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt cho doanh nghiệp liệu có đi trái lại với Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về việc Giao quyền quản lý quyền sử dụng đất, tài sản trên đất quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng cho UBND thành phố Đà Nẵng hay không đang là điều khiến nhiều doanh nghiệp đã và đang thuê đất quốc phòng đặc biệt quan tâm.

“Quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị xâm phạm”

Quay lại trường hợp Công ty TNHH TM-DV Trường Sơn Tùng, ngay khi Bộ Tư lệnh quân khu 5 ra Quyết định số 781/QĐ-BTL ngày 10/4/2015 phê duyệt phương án sử dụng đất và tài sản trên đất quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng vào mục đích kinh tế: “Dự án Khu liên hợp Trung tâm Thương mại dịch vụ tổng hợp và chuẩn đoán, khám chữa bệnh đa khoa, tư vấn, chăm sóc sức khỏe”; sau đó, Công ty đã ký kết hợp đồng Hợp đồng hợp tác số 746/HĐHTĐT/2015 ngày 17/4/2015 do Trung tướng Lê Chiêm ký và nêu rõ về việc hai bên cùng nhau bàn bạc, thống nhất ký Hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng Khu liên hợp Trung tâm Thương mại dịch vụ tổng hợp và chuẩn đoán, khám chữa bệnh đa khoa tại số 02 đường Nguyễn Hữu Thọ, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Thời hạn hợp đồng (thời hạn sử dụng đất) là 25 năm, tính từ tháng 6/2015 đến hết tháng 6/2040.

Ngoài việc tuân thủ theo các điều khoản hợp đồng, thực hiện nghĩa vụ nhà nước hằng năm, Công ty TNHH TM-DV Trường Sơn Tùng có nghĩa vụ tài chính chi trả cho Bộ Tư lệnh quân khu 5.

Kế đến, Quyết định số 2931/QĐ-BTL ngày 14/12/2015 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng dự án; Quyết định số 935/QĐ-BTL ngày 04/5/2016 với 03 hạng mục phù hợp với các hạng mục dự án; đã và đang hợp tác triển khai thực hiện với bên thứ ba… lần lượt được Bộ Tư lệnh quân khu 5 ban hành.

Cùng thời điểm trên, UBND TP.Đà Nẵng đã chấp thuận bằng văn bản số 2552/YT-QLHN ngày 30/8/2016 về việc điều chỉnh quy mô đầu tư Bệnh viện Hòa Hảo; Số 7299/VP-KGVX ngày 08/11/2016) chấp thuận bằng văn bản điều chỉnh quy mô dự án; Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH-Công an thành phố Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận số 99/TD-PCCC ngày 21/01/2019; số 1486/SXD-QLKT ngày 24/02/2017; Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy ngày 29/3/2019 đối với công trình; ngày 12/8/2019; UBND phường Hòa Thuận Tây thống nhất bằng văn bản số 88/UBND-ĐCXD đối với nội dung đánh giá các tác động tiêu cực của dự án môi trường tự nhiên, kinh tế-xã hội, sức khỏe cộng đồng và biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn dự án (Dự án Bệnh viện Đa khoa Hòa Hảo) đi vào hoạt động…

>>Xây bệnh viện không phép trên đất quốc phòng: Luật sư nói gì?

Tuy nhiên, theo Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng, liên quan đến thủ tục cấp GPXD dự án tại số 02 Nguyễn Hữu Thọ phải tuân theo Điều 50 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, giao quyền quản lý quyền sử dụng đất, tài sản trên đất quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng cho UBND thành phố Đà Nẵng để thành phố trực tiếp cho doanh nghiệp thuê theo thời hạn còn lại của Hợp đồng tác đầu tư số 746/HĐHTĐT/2015 giữa các bên.

Như vậy, câu chuyện quản lý và khai thác đất quân đội chưa phục vụ vào mục đích quốc phòng mà sử dụng vào mục đích kinh tế đang dấy lên một “hồi chuông” cảnh tỉnh về những thiệt hại của doanh nghiệp khi các bên liên quan, mà cụ thể là Quân khu 5 và chính quyền TP Đà Nẵng chưa ngã ngũ về chủ sở hữu về quản lý đất quốc phòng trên địa bàn.

Công ty TNHH TM-DV Trường Sơn Tùng, Công ty TNHH Thương mại và Chuyển giao công nghệ K&H, Công ty TNHH và DVTH Đình Hùng.. tại Đà Nẵng chỉ là một trong những trường hợp gần đây trực tiếp gánh chịu hậu quả khi liên quan đến hợp tác kinh tế trên đất quốc phòng.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, Luật sư Đỗ Pháp - Trưởng Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp khẳng định: “Trong trường hợp cần thiết, vụ việc sẽ được chuyển sang cho TAND có thẩm quyền giải quyết theo luật định. Mọi thiệt hại phát sinh do bên có lỗi gánh chịu. Công ty TNHH TM-DV Trường Sơn Tùng chỉ tạm dừng hoạt động trên khu đất khi có quyết định có hiệu lực pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp Công ty TNHH Trường Sơn Tùng tuân thủ quy định tại Nghị quyết 132/2020/QH14 và Nghị định 26/2021/NĐ-CP thì tài sản, quyền và lợi ích của các bên bao gồm bên có quyền và lợi ích liên quan cũng được giải quyết theo quy định pháp luật chứ không thể tháo dỡ như đề xuất của Bộ Tư lệnh quân khu 5 được”.

“Chúng tôi thiết nghĩ, lãnh đạo đương nhiệm có quyền quyết định hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung các chủ trương, chính sách cho phù hợp với tình hình hiện nay nhưng phải tôn trọng tính kế thừa quyền và nghĩa vụ của lớp tiền nhiệm. Tất cả đều phải công khai, minh bạch, hợp pháp, ngay tình, không hồi tố theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp, các đối tác, các bên liên quan”, Luật sư Đỗ Pháp nhấn mạnh.

Hy vọng, với loạt sự việc không muốn xảy ra và mang nhiều “yếu tố lịch sử” khi doanh nghiệp trót “dấn thân” hợp tác trên đất quốc phòng sẽ sớm được ngã ngũ và giải quyết dứt điểm để tránh thiệt hại không đáng có cho doanh nghiệp và bảo vệ được uy tín của cơ quan quản lý nhà nước từ địa phương đến trung ương.

Quy định đất đối với đơn vị vũ trang đang quản lý, sử dụng không thuộc quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng.

Trích điểm b, điểm c khoản 4 Điều 50, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP Chính phủ nêu rõ:

Đất do các đơn vị vũ trang đang quản lý, sử dụng không thuộc quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh đã được phê duyệt thì phải bàn giao cho địa phương quản lý và xử lý như sau:

  1. a) Đối với diện tích đất đã bố trí cho hộ gia đình cán bộ, chiến sỹ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng làm nhà ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt thì người sử dụng đất ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
  2. b) Đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp do các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh đang sử dụng thì phải chuyển sang hình thức thuê đất theo phương án sản xuất, kinh doanh đã được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an phê duyệt;
  3. c) Đối với diện tích đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất để giao, cho thuê sử dụng theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

  • Đà Nẵng: Doanh nghiệp nói gì về việc xây bệnh viện trên đất quân đội?

    Đà Nẵng: Doanh nghiệp nói gì về việc xây bệnh viện trên đất quân đội?

    00:05, 14/02/2022

  • Xây bệnh viện không phép trên đất quốc phòng: Luật sư nói gì?

    Xây bệnh viện không phép trên đất quốc phòng: Luật sư nói gì?

    14:00, 18/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cần cuộc “đại phẫu” về sử dụng đất quốc phòng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO