Cần giải pháp tổng thể cho bài toán năng suất lao động nhiều năm không "về đích"

Diendandoanhnghiep.vn Chất lượng tăng năng suất lao động năm thứ 3 liên tiếp không đạt chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa, chất lượng nền kinh tế.

>>Thay vì đối đầu, AI được tận dụng gia tăng năng suất lao động

Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT tại phiên thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội vừa qua, trên cơ sở kết quả của 8 tháng, ước cả năm 2023, ít nhất có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra. Đáng lưu ý, trong số các chỉ tiêu khó “về đích” có tốc độ tăng năng suất lao động xã hội, mục tiêu 5-6% nhưng chưa có con số ước thực hiện mà đang được xác định “phấn đấu đạt mức cao nhất”.

năng suất lao động của Việt Nam hiện chỉ bằng 8,4% so với Singapore, 23,1% so với Malaysia, 41,5% so với Thái Lan, 55,5% so với Indonesia và 62,8% so với Philippinse.

Năng suất lao động của Việt Nam hiện chỉ bằng 8,4% so với Singapore, 23,1% so với Malaysia, 41,5% so với Thái Lan, 55,5% so với Indonesia và 62,8% so với Philippinse.

Dường như độ khó của chỉ tiêu này đã bộc lộ rõ nên trong dự kiến kế hoạch năm 2024 chỉ xác định tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8%-5,3%.

Trên thực tế, năng suất lao động của Việt Nam hiện chỉ bằng 8,4% so với Singapore, 23,1% so với Malaysia, 41,5% so với Thái Lan, 55,5% so với Indonesia và 62,8% so với Philippinse. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), lao động Singapore đóng góp vào GDP đất nước ở mức 73,7 USD trong 1 giờ lao động, còn lao động Việt Nam chỉ đóng góp khoảng 7,3 USD/giờ vào GDP của đất nước.

Năng suất lao động có mối quan hệ nhân quả với chất lượng của nguồn nhân lực. Năng suất lao động không cao chủ yếu là do chất lượng nguồn nhân lực còn chưa đạt yêu cầu. Hiện tại Việt Nam có 100 triệu người và lực lượng lao động chiếm gần 58% dân số. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ở thời điểm năm 2023 có tới 72,5 % nguồn nhân lực ở nước ta không có chuyên môn sâu. Trong số 26,1% người lao động đã qua đào tạo (có bằng hoặc chứng chỉ về trình độ sơ cấp nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học) thì chỉ có 5% có thể dùng tiếng Anh giao tiếp làm việc.

Cơ cấu đào tạo nghề ở nước ta không hợp lý dẫn đến thiếu hụt lao động có tay nghề cao, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động còn lớn. Đa số người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp, thiếu ý thức tiết kiệm cả về nguyên vật liệu và thời gian, cả người quản lý lẫn người lao động còn rất yếu về ý thức tiết kiệm. Người lao động thiếu kiến thức và kỹ năng làm việc nhóm, thiếu khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến.

Đặc thù của nền kinh tế đất nước là sử dụng phổ biến lao động có tay nghề thấp, những người rất dễ bị tổn thương khi có sự biến động của thị trường. Điều này được thể hiện ở con số hơn 60% lực lượng lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp chỉ làm các công việc giản đơn.

Thị trường lao động Việt Nam vẫn có hiện tượng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ và có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế; cơ chế kết nối cung - cầu và tự cân bằng của thị trường còn yếu. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên còn cao (quý II năm 2023 là 7,41%), báo cáo của Bộ nêu.

Tính đến cuối năm 2022, nhân lực trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là gần 14 triệu người, tức khoảng 27,5% tổng số lao động của toàn nền kinh tế. Phần lớn công việc trong khu vực này là lao động giản đơn, tạo giá trị gia tăng thấp. Khi rời khỏi khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản thì người lao động chủ yếu lại chuyển sang các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có năng suất thấp hoặc các ngành dịch vụ có thu nhập thấp. Vì thế sự chuyển dịch cơ cấu lao động không mang lại kết quả mong muốn.

Nói như Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh: "Chất lượng tăng năng suất lao động năm thứ 3 liên tiếp không đạt chỉ tiêu. Rõ ràng năng suất lao động ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa, chất lượng nền kinh tế".

Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Mạnh chỉ rõ, chất lượng tăng năng suất lao động xã hội trong nhiều năm qua không đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. “Vẫn chỉ tiêu này sang năm 2024, Quốc hội lại áng áng tỷ lệ phần trăm như vậy và lại không đạt, nhưng nguyên nhân không đạt là vì sao, giải pháp là gì lại không nêu rõ”, ông Mạnh phát biểu.

>>>Tọa đàm: Giải pháp nâng cao năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng kinh tế

Ông Nguyễn Văn Mạnh đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng về vấn đề phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và vấn đề đào tạo nghề để có giải pháp cho chỉ tiêu này. 

Tính đến cuối năm 2022, nhân lực trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là gần 14 triệu người, tức khoảng 27,5% tổng số lao động của toàn nền kinh tế.

Tính đến cuối năm 2022, nhân lực trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là gần 14 triệu người, tức khoảng 27,5% tổng số lao động của toàn nền kinh tế.

Cũng quan tâm đến năng suất lao động, bà Trần Thị Hồng Thanh, đại biểu Quốc hội đoàn Ninh Bình cho rằng, tăng năng suất lao động là vấn đề cấp bách hiện nay, đây cũng là chìa khóa để thúc đẩy tăn trưởng nói riêng, thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững nói chung.

Cứ tăng 1% năng suất lao động sẽ giúp tăng 0,95 điểm phần trăm GDP, bà Thanh nhấn mạnh. Theo vị đại biểu Ninh Bình, chỉ tiêu của từng năm chưa đạt thì khó có thể hoàn thành chỉ tiêu của cả nhiệm kỳ 2021 – 2025. Bà Thanh đề nghị Chính phủ cần quyết liệt, coi đây là chỉ tiêu quan trọng và cần thiết phải hoàn thành, để qua đó bàn bạc, đưa ra những giải pháp căn cơ, đột phá.

Nêu giải pháp cho vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho rằng, cần đẩy nhanh việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, trọng tâm là chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị, thay đổi phương thức giáo dục đào tạo, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

Đồng thời, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư, cả doanh nghiệp, người sử dụng lao động tích cực tham gia vào hoạt động đào tạo, phát triển kỹ năng nghề. Xây dựng các mô hình gắn kết với giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động theo từng vùng, từng địa phương phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng đặc thù.

Về việc nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng của người lao động, Tiến sỹ Lê Thị Chiên, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kiến nghị, cần rà soát, hoàn thiện các chiến lược về giáo dục, đào tạo, phát triển nhân lực quốc gia phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nước ta đã có khá nhiều quy định, nghị định về phát triển giáo dục, đào tạo cũng như phát triển nguồn nhân lực, nhưng so với yêu cầu của việc tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay thì nhiều quy định đã lạc hậu, không còn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Cần quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ; triển khai các hoạt động đào tạo kiến thức, kỹ năng về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các trường phổ thông. Hiện nay, mạng lưới giáo dục nghề nghiệp ở nước ta đã trở nên lạc hậu, nặng giáo dục lý thuyết, xem nhẹ thực hành, nặng về kiến thức, xem nhẹ kỹ năng; tỷ lệ giữa các ngành khoa học xã hội, nhân văn với các ngành kinh tế, kỹ thuật chưa thật sự hợp lý.

Cần hình thành các chương trình cấp quốc gia và cấp địa phương, ngành, lĩnh vực về đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài, lao động có kỹ năng, chuyên môn cao. Để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, các cấp, ngành, địa phương cần căn cứ vào thực lực của mình để có chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài hợp lý; tránh tình trạng “chảy máu chất xám”.

Cần xây dựng và triển khai chương trình đào tạo chuyên gia, nhân lực chất lượng cao, lao động kỹ thuật trong các lĩnh vực công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn. Do trình độ phát triển của các ngành nghề ở nước ta có sự chênh lệch đáng kể nên không thể đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách cào bằng mà phải có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên cho các lĩnh vực sản xuất có tính nền tảng, mũi nhọn.  

Cần quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ lao động nông thôn; tăng số lượng lao động kỹ thuật có tay nghề; phát triển nhân lực nghiên cứu, chuyên gia trong nông nghiệp. Vì lực lượng lao động nông nghiệp ở Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao nên để tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì không thể không tính tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.

Cần khuyến khích phát triển các nền tảng dạy và học trực tuyến mở, các mô hình đại học mới thích ứng với quá trình chuyển đổi số. Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số quốc gia, các nền tảng dạy và học trực tuyến cần được mở rộng để tạo thêm nhiều cơ hội tiếp cận kiến thức cho người lao động. Các cơ sở giáo dục, nhất là các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cũng cần đẩy mạnh hình thức giáo dục từ xa, giáo dục trực tuyến để người lao động có nhiều cơ hội học tập nâng cao trình độ, tay nghề.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần giải pháp tổng thể cho bài toán năng suất lao động nhiều năm không "về đích" tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714414564 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714414564 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10