Cần hành lang thông thoáng cho nhà ở xã hội

Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA 21/06/2020 09:00

Có doanh nghiệp dù không sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước vẫn “vinh dự” được Kiểm toán Nhà nước hỏi thăm liên tiếp 3 năm – vấn đề hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội không chỉ là chính sách.

Cả nước mới thực hiện được hơn 40% chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội (Ảnh: TL)

Cả nước mới thực hiện được hơn 40% chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội 

Nhận thức về nhà ở xã hội tại Việt Nam vẫn còn những hạn chế hoặc trái chiều chưa thống nhất ở một số cơ quan nhà nước về chính sách.

Chẳng hạn dù các có quy định “Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi, các cơ chế ưu đãi tài chính khác và hỗ trợ từ nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội”, nhưng trên thực tế, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ quốc hội với danh mục ưu tiên sử dụng vốn ngân sách đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, nhưng chưa có “danh mục chi thực hiện chính sách nhà ở xã hội”, nên Chính phủ không có nguồn vốn ngân sách để thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng nhà ở xã hội.

Một Nghị định của Chính phủ quy định “Trong giai đoạn 2015 - 2020, Ngân hàng Chính sách xã hội chưa thực hiện cho vay đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Nghị định này”, nhưng điều này thực chất đã trái với Khoản (1.c) Điều 58 Luật Nhà ở đã quy định chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội “được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội” và Bộ Tài chính đã phải có văn bản đề nghị sửa đổi. Sau đó Bộ Xây dựng có ý kiến phản biện đề nghị sửa đổi là không phù hợp với các quy định của Luật Nhà ở năm 2014.

Từ trái chiều chủ trương chính sách, việc ách tắc nguồn vốn là điểm nghẽn lớn nhất trong 4 năm vừa qua, do chậm bố trí nguồn vốn ngân sách (làm vốn mồi) để thực hiện chính sách nhà ở xã hội, bên cạnh đó là những bất cập về quỹ đất, về quy định thời hạn thuê mua và đối tượng thụ hưởng, lãi suất vay, quy định chuyển nhượng, kiểm toán dự án... khiến nhà ở xã hội không phát triển được.

Đáng lưu ý hiện nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân tự tạo lập quỹ đất và sử dụng nguồn vốn tư nhân để thực hiện các dự án nhà ở xã hội, trong đó có cả dự án nhà ở xã hội 100% cho thuê, là rất cần có chính sách khuyến khích.

Nhưng có trường hợp như Công ty Lê Thành đã 3 năm liền “được” Kiểm toán Nhà nước kiểm toán các dự án nhà ở xã hội do Công ty đầu tư, trong lúc doanh nghiệp không hề sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư cho thấy rất cần sự sửa đổi quy định và tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội.

Có thể bạn quan tâm

  • Kích hoạt tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

    Kích hoạt tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

    14:00, 17/06/2020

  • Nhiều nước trên thế giới đã bỏ mô hình nhà ở xã hội

  • Nhiều nước trên thế giới đã bỏ mô hình nhà ở xã hội

    06:00, 29/05/2020

  • TP.HCM đề xuất chuyển đổi căn hộ cao cấp sang nhà ở xã hội

    TP.HCM đề xuất chuyển đổi căn hộ cao cấp sang nhà ở xã hội

    10:02, 12/05/2020

  • Các gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội có đi đúng hướng?

    Các gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội có đi đúng hướng?

    08:30, 02/05/2020

  • “Nút thắt” hỗ trợ tín dụng vay mua nhà ở xã hội

    “Nút thắt” hỗ trợ tín dụng vay mua nhà ở xã hội

    00:11, 29/04/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cần hành lang thông thoáng cho nhà ở xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO