Áp dụng công nghệ vào lĩnh vực tài chính đã góp phần thay đổi ngoạn mục của thị trường bán lẻ.
Techcombank (TCB) sớm nhận biết hiệu ứng về dòng chảy của công nghệ trong phương thức sử dụng và chi tiêu của khách hàng.Do đó ngân hàng đã nhanh chóng thay đổi và áp dụng khá thành công công nghệ trong công tác quản trị và phát triển ngân hàng.
Do vậy lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2019 của TCB đạt 5,7 nghìn tỷ đồng, doanh thu đạt 9,1 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 32% và 19% so với cùng kỳ năm trước.
Áp dụng công nghệ không chỉ giúp TCB đáp ứng được số lượng giao dịch lớn của khách hàng mà còn nâng cao được chất lượng dịch vụ, đồng thời cải thiện được chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu. Đến nay gần 40% doanh thu của ngân hàng TCB đến từ phân khúc khách hàng cá nhân, tiếp đó mới đến khối doanh nghiệp trung và vừa, và doanh nghiệp lớn. Thậm chí phân khúc khách hàng cá nhân có tín hiệu tăng trưởng mạnh, và đây chính là động lực giúp TCB cần đẩy mạnh đầu tư hơn nữa về công nghệ tài chính trong dịch vụ hỗ trợ giao dịch và quản lý vốn dòng lưu động.
Tuy nhiên để trang bị cho các cơ quan, ngân hàng, doanh nghiệp một lượng kiến thức cần thiết để đón đầu xu hướng này thật không dễ dàng. Đặc biệt hiện nay nguồn nhân lực về công nghệ đang khan hiếm, các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đặc thù đều đã và đang áp dụng công nghệ trong sản xuất, khiến nguồn nhân lực chất xám ngày càng thiếu hụt.
Do đó, chúng tôi mong muốn các trường Đại học top đầu của cả nước nên mở thêm khoa đào tạo về phát triển công nghệ và trí tuệ nhân tạo (Al) theo nhu cầu của thị trường. Mặc dù mới đây, trường Đại học Bách khoa năm đầu tiên mở thêm khoa này vào khoá học 2019 -2020, nhằm cung cấp thêm nguồn nhân lực dồi dào về công nghệ phục vụ cho khối cơ quan, doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, chỉ riêng Đại học Bách khoa là chưa đủ mà cần đa dạng các hình thức đào tạo khác.
PHƯƠNG THANH ghi