Cân nhắc cắt giảm thủ tục hành chính về PCCC theo phương án đơn giản hoá

Diendandoanhnghiep.vn Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung về phòng cháy và chữa cháy (PCCC) của Bộ Công an, VCCI, đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính theo phương án đơn giản hoá…

>> Gỡ vướng mắc về phòng cháy chữa cháy, không để doanh nghiệp đóng cửa

Theo đó, trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 1084/BCA-PCCC&CNCH ngày 10/4/2023 của Bộ Công an về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy (Dự thảo).

VCCI vừa có văn bản Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung về PCCC của Bộ Công An - Ảnh minh họa: ITN

VCCI vừa có văn bản Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung về PCCC của Bộ Công An - Ảnh minh họa: ITN

Cụ thể, về thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy, theo VCCI, Điều 1.10.đ Dự thảo (sửa đổi Điều 44.11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP) đã phân thẩm quyền cho Công an cấp tỉnh với các thủ tục cấp chứng chỉ tư vấn giám sát, chỉ huy thi công về phòng cháy, chữa cháy.

Trong khi rà soát Nghị định 136/2020/NĐ-CP, VCCI nhận thấy, các chứng chỉ khác như chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế, thẩm định; tư vấn giám sát; tư vấn kiểm tra, kiểm định có điều kiện tương tự với các thủ tục trên (gồm văn bằng đào tạo, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm làm việc). Việc xác định các điều kiện này cũng không phức tạp do đã được cấp bởi cơ quan, tổ chức khác.

Do vậy, để đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi theo hướng phân thêm thẩm quyền cho Công an cấp tỉnh cấp các loại chứng chỉ trên.

>> Quảng Ninh: “Gỡ khó” cho doanh nghiệp về phòng cháy chữa cháy

Trong đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo Cân nhắc cắt giảm thủ tục hành chính về PCCC theo phương án đơn giản hoá - Ảnh minh họa: ITN

Trong đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc cắt giảm thủ tục hành chính về PCCC theo phương án đơn giản hoá - Ảnh minh họa: ITN

Bên cạnh đó, về thẩm quyền thẩm duyệt phòng cháy và chữa cháy, Điều 1.2.đ Dự thảo (sửa đổi Điều 13.12 Nghị định 136/2020/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy. Thẩm quyền này được giao cho Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh.

Theo VCCI, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thẩm duyệt phòng cháy và chữa cháy đối với dự án không phân biệt nguồn vốn đầu tư đáp ứng tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Việc quy định thẩm quyền thẩm duyệt phòng cháy và chữa cháy của Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong trường hợp này đối với các dự án Nhóm A sẽ gây tốn kém chi phí và mất thời gian hơn so với tại cấp tỉnh. Trong khi, Chủ trương của Chính phủ hiện nay là đẩy mạnh phân cấp việc thực thi pháp luật cho địa phương, các cơ quan trung ương tập trung vào công tác xây dựng pháp luật và giám sát thi hành, không trực tiếp thực thi việc cấp phép.

“Nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc sửa đổi quy định theo hướng phân cấp thẩm quyền thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy với các dự án nhóm A cho địa phương”, VCCI góp ý.

Cùng với các vấn đề đã nêu, tại văn bản góp ý, VCCI cho biết, trong thời gian vừa qua, VCCI đã nhận được các ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội phản ánh về các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Cụ thể, một số ý kiến phản ánh rằng, mặc dù Nghị định 136/2020/NĐ-CP không áp dụng hồi tố, tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn bị yêu cầu phải làm lại các thủ tục, như lập lại phương án chữa cháy hoặc xin thẩm duyệt lại thiết kế phòng cháy chữa cháy (nếu có lắp đặt thêm hạng mục hoặc chỉ có cải tạo nhỏ)… hoặc phải thay thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy theo tiêu chuẩn mới. Việc này đã gây tốn kém thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

Và từ thực tế nêu trên, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, cân nhắc một số nội dung liên quan các quy định về: Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Điều 38 Nghị định 136/2020/NĐ-CP); Thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy trong trường hợp cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng (Điều 13.3.b Nghị định 136/2020/NĐ-CP); Phương án phòng cháy, chữa cháy cơ sở (Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP); Yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy với các cơ sở y tế (Điều 5.1 và Phụ lục III Nghị định 136/2020/NĐ-CP); Quy định về nộp hồ sơ trực tuyến; Áp dụng quản lý rủi ro và phối hợp về kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; Điều kiện về người đứng đầu đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (Điều 41.2 Nghị định 136/2020/NĐ-CP);

Cùng với đó là một số quy định khác như: Người chịu trách nhiệm phòng cháy chữa cháy của cơ sở; Trách nhiệm lập, lưu giữ hồ sơ quản lý, theo dõi phòng cháy, chữa cháy; Phương tiện phòng cháy, chữa cháy thuộc diện kiểm định; Bản dịch tài liệu bằng tiếng nước ngoài.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cân nhắc cắt giảm thủ tục hành chính về PCCC theo phương án đơn giản hoá tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714360946 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714360946 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10