Đây là một trong những khuyến cáo được Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đưa ra trong báo cáo Cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam.
>>>Chính thức thông qua gói hỗ trợ kinh tế - xã hội gần 350.000 tỷ đồng
Theo Ngân hàng Thế giới, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 10 tiếp tục đà phục hồi nhằm đáp ứng nhu cầu bên ngoài, tương ứng tăng 1,6% so với tháng trước và 6,01% so cùng kỳ. Đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu là các sản phẩm điện tử (tăng 17,1% so với cùng kỳ), máy móc (tăng 16,7% so với cùng kỳ). Xuất khẩu phục hồi tạo đà tăng trưởng nhập khẩu do doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu đầu sản xuất.
Tăng trưởng xuất khẩu cũng thúc đẩy sản xuất công nghiệp trong nước tiếp tục được cải thiện. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) hàng tháng bắt đầu tăng trưởng dương kể từ tháng 4 và đến tháng 10, IIP đạt tốc độ tăng trưởng là 2,89% so với tháng trước và 5,83% so với cùng kỳ năm trước. Sự cải thiện này xuất phát từ việc tiếp tục mở rộng sản xuất công nghiệp của các sản phẩm xuất khẩu chủ chốt.
Sản xuất công nghiệp cũng tiếp tục là lĩnh vực thu hút FDI chính vào Việt Nam. Đến tháng 10, cam kết FDI lũy kế đạt 25,7 tỷ USD, cao hơn 14,7% so với cùng kỳ năm 2022; vốn FDI thực hiện lũy kế đạt 18 tỷ USD, tăng 3,2% so với một năm trước bất chấp những bất ổn toàn cầu. Điều này phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào sự ổn định và cởi mở của Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới cũng lưu ý, mặc dù dữ liệu IIP cho thấy sự suy giảm trong sản xuất công nghiệp đã thoát đáy nhưng triển vọng phục hồi mạnh mẽ vẫn chưa chắc chắn. Tháng 10, PMI của Việt Nam vẫn ở trong vùng suy giảm (49,6) so với mức 49,7 trong tháng 9. S&P Global PMI chỉ ra rằng số lượng đơn đặt hàng mới chỉ tăng nhẹ trong tháng 10 và không đủ để khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất.
Trong khi đó, tiêu dùng trong nước vẫn còn khá trầm lắng và tín dụng tăng trưởng chậm tiếp tục phản ánh đầu tư tư nhân trong nước và niềm tin của nhà đầu tư còn yếu. Ngoài ra, Chính phủ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế thông qua việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công nhưng những thách thức trong quá trình thực hiện vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến việc triển khai ngân sách đầu tư.
Do tốc độ phục hồi kinh tế chậm, Ngân hàng Thế giới cho rằng, Chính phủ có thể cân nhắc kéo dài chương trình hỗ trợ kinh tế đến năm 2024 để cho phép các dự án đầu tư được triển khai đầy đủ. Việc chuẩn bị các dự án có chất lượng cao hơn, bao gồm thông qua các nghiên cứu khả thi tốt hơn và cải cách thủ tục đầu tư công sẽ giúp đẩy nhanh quá trình thực hiện. Một lộ trình đầu tư mang tính chiến lược và được chuẩn bị tốt, tập trung vào cơ sở hạ tầng xanh, có khả năng phục hồi và mang tính khu vực sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Lãi suất giảm, chờ hiệu ứng mùa vụ hỗ trợ phục hồi kinh tế
05:03, 08/08/2023
Tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế
12:00, 22/01/2023
Hỗ trợ phục hồi kinh tế và sự thay đổi trong tư duy chính sách
04:05, 02/03/2022
Triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350 nghìn tỷ ngay trong quý I/2022
03:00, 29/01/2022
Tính hiệu quả các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế
04:30, 27/01/2022
Triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế như thế nào?
05:30, 05/01/2022
Quy mô gói hỗ trợ phục hồi kinh tế qua đề xuất của Chính phủ
04:30, 04/01/2022
Chính sách thuế “liều ô xy” kịp thời hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế
03:50, 03/01/2022
Hỗ trợ phục hồi kinh tế sao cho hiệu quả?
04:10, 15/11/2021
Cải thiện môi trường kinh doanh là nền tảng hỗ trợ phục hồi kinh tế
04:20, 05/11/2021
Hợp tác tài chính khu vực là yếu tố then chốt hỗ trợ phục hồi kinh tế một cách bền vững
18:00, 02/10/2020