Để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam cần tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công cộng trọng điểm, cân nhắc ưu đãi thuế hoặc giảm lãi suất cho vay với dự án xanh…
>>>Tăng trưởng xanh của Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030. Ngoài ra, thời gian gần đây, một số quy định về môi trường và carbon của châu Âu như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển đổi từ tháng 10 năm ngoái ảnh hưởng đáng kể đến một số ngành công nghiệp then chốt của Việt Nam như thép, nhôm khi xuất khẩu sang EU. Hay Quy định ngăn chặn phá rừng của Liên minh châu Âu yêu cầu một số mặt hàng như cà phê, cao su, các sản phẩm làm từ gỗ sang EU phải thể hiện xuất xứ, nguồn gốc, trách nhiệm giải trình và có tính bền vững.
Ngoài ra, Thỏa thuận xanh châu Âu sẽ có nhiều quy định mới ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ Đại sứ quán, Lãnh sự quán các nước EU, EuroCham, Tiểu ban tăng trưởng cam kết tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp tuân thủ các quy định này trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, chúng tôi mong rằng Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đầu tư và triển khai dự án năng lượng tái tạo và kinh tế tuần hoàn; tiếp tục ưu tiên và đẩy mạnh đầu tư vào các hạ tầng công cộng trọng điểm, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng xanh và đạt được mức phát thải ròng bằng 0. Đó là điện lưới và các kết nối hỗ trợ, cơ sở tái chế và xử lý chất thải, mạng lưới giao thông công cộng sử dụng xe điện và xe buýt điện…
Đặc biệt, Chính phủ cân nhắc việc ưu đãi thuế hoặc giảm lãi suất cho vay đối với các dự án tăng trưởng xanh đang góp phần vào mục tiêu Netzero. Đồng thời, chú trọng nâng cao nhận thức, phát triển năng lực liên quan đến bền vững, ESG đối với cộng đồng.
Đối với các doanh nghiệp, trong quá trình chuyển đổi và phát triển xanh cần tổng hợp, báo cáo, theo dõi lượng phát thải carbon hoặc khí nhà kính, lượng chất thải và tổng tác động môi trường của hoạt động kinh doanh, sản xuất. Nguồn dữ liệu này cần được kiểm tra và đánh giá bởi các tổ chức uy tín. Đây sẽ là bước khởi đầu và tạo nguồn cơ sở dữ liệu.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình phát triển bền vững rõ ràng và mang tính thực tiễn để đạt được mục tiêu Netzero vào năm 2050. Lộ trình này bao gồm nguồn lực về vốn, nhân lực, công nghệ… có thể được theo dõi và báo cáo lên các cơ quan quản lý.
Trong quá trình thực hiện, các công ty nên tìm hiểu, trao đổi thực hiện để áp dụng bài học kinh nghiệm từ các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế, hiệp hội doanh nghiệp và thương mại đã có nhiều năm thực hiện phát triển bền vững. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể tránh được những rủi ro thường gặp, giảm thiểu tác động và khó khăn.
Có thể bạn quan tâm
Phát triển khu công nghiệp sinh thái để hút dự án xanh
02:30, 15/03/2024
Thúc đẩy dự án xanh, Ngân hàng Bản Việt tung gói tín dụng ưu đãi 500 tỷ đồng
13:00, 15/05/2023
Long An ưu tiên các dự án xanh
14:39, 14/04/2023
HDBank và Proparco ký kết hợp tác 100 triệu USD tài trợ các dự án Xanh
04:15, 06/11/2021
Standard Chartered cam kết tài trợ 6 tỷ USD cho các dự án xanh của T&T Group
11:39, 04/11/2021
Sẽ giải ngân hàng chục triệu USD cho các dự án xanh ở Việt Nam
16:53, 23/09/2021
HDBank và Proparco dành 50 triệu USD phát triển các dự án xanh tại Việt Nam
10:52, 17/09/2021
Khởi nghiệp với dự án xanh
08:35, 22/10/2020