Cần thay đổi cách tính tỷ lệ nội địa hoá linh kiện ôtô

LINH NGA 14/01/2022 13:00

Nhiều bộ ngành, doanh nghiệp cho rằng, phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa ô tô như hiện nay không phù hợp, cần sửa đổi phù hợp với thực tế.

>>Thất bại của chiến lược nội địa hóa ngành ô tô Việt (Kỳ 2): Bài học gì cho Việt Nam?

f

 phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hoá đang áp dụng từ năm 2004 chưa phản ánh đầy đủ giá trị, hàm lượng công nghệ của các linh kiện trên ô tô trong tổng sản phẩm hoàn chỉnh.

Ông Trần Quang Hà - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN, Bộ GTVT cho biết, đến thời điểm này sản xuất lắp ráp ô tô đã thay đổi, định nghĩa về nội địa hóa, độ rời rạc của linh kiện cũng cần phải đồng bộ với thông lệ quốc tế đang được các nước ASEAN và trên thế giới áp dụng. Sự khác biệt là thế giới dựa theo tỉ lệ phần trăm về giá trị sản xuất trong nước, trong khi Việt Nam đang sử dụng cách tính tỉ lệ nội địa hóa theo cụm chi tiết được sản xuất trong nước.

Tại họp báo thường kỳ mới đây, Thứ trưởng Công thương Đỗ Thắng Hải thông tin, quy định về cách tính tỷ lệ nội địa hoá linh kiện, cụm linh kiện ô tô được thực hiện từ năm 2004. Tới nay sau gần 20 năm đã cho thấy nhiều nội dung không còn phù hợp thực tế, cần sửa đổi để phù hợp với các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký.

Thứ trưởng Công thương nhấn mạnh, Bộ Khoa học & Công nghệ cũng nhận thấy những tồn tại này và đang trong quá trình chỉnh sửa. Ông nói thêm: "Là cơ quan quản lý Nhà nước lĩnh vực công nghiệp, sản xuất ô tô, Bộ Công thương sẽ cùng Bộ Khoa học và Công nghệ chỉnh sửa các quy định này".

Cách đây 4 tháng, Bộ Khoa học & Công nghệ đã lấy ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Thông tư bỏ các văn bản về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hoá với ô tô và mức độ rời rạc của các linh kiện ô tô nhập khẩu.

Cơ quan này nhận định, các quy định này không còn phù hợp với công nghệ sản xuất ô tô sau gần 20 năm và các quy định tại các FTA mà Việt Nam tham gia, nên đề xuất bỏ. Nhiều bộ, ngành cũng đồng tình việc này.

Bộ Công thương cho hay, phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hoá đang áp dụng từ năm 2004 chưa phản ánh đầy đủ giá trị, hàm lượng công nghệ của các linh kiện trên ô tô trong tổng sản phẩm hoàn chỉnh.

Chẳng hạn, cùng một loại linh kiện nội, ngoại thất như nhau trên ô tô nhưng nếu vật liệu, công nghệ chế tạo khác nhau thì giá trị linh kiện chênh lệch lớn ở từng mẫu xe, phiên bản xe. Như cùng là bộ ghế, có mẫu xe dùng ghế chỉnh cơ, vỏ bọc bằng nỉ, nhưng cũng có mẫu xe dùng ghế điều chỉnh bằng điện, vỏ bọc da, có hệ thống sưởi... Song, cùng là ghế ô tô nên điểm nội địa hoá lại như nhau, trong khi tính năng công nghệ, chất liệu và giá thành khác nhau.

Hơn chục năm qua, Việt Nam đã tham gia, ký loạt FTA thế hệ mới, ví dụ như ATIGA, CPTPP, EVFTA, RCEP... Các cam kết đưa ra về gỡ bỏ hàng rào thuế quan với ô tô nhập khẩu và linh kiện ô tô nhập khẩu, theo lộ trình và sẽ tiến tới mức thuế 0%.

Tuy nhiên, để được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% nếu đạt tỷ lệ nội địa hoá nội khối nhất định theo cam kết của từng FTA, cách tính tỷ lệ nội địa hoá của Việt Nam phải đồng bộ với thông lệ quốc tế đang được các nước khu vực, thế giới áp dụng, đó là dựa theo tỷ lệ phần trăm về giá trị sản xuất trong nước. Nhưng, hiện Việt Nam vẫn sử dụng cách tính tỷ lệ nội địa hoá theo cụm chi tiết được sản xuất trong nước.

>>Nâng tỷ lệ nội địa hoá để hấp dẫn đầu tư nước ngoài

gfd

Hơn chục năm qua, Việt Nam đã tham gia, ký loạt FTA thế hệ mới, ví dụ như ATIGA, CPTPP, EVFTA, RCEP... Các cam kết đưa ra về gỡ bỏ hàng rào thuế quan với ô tô nhập khẩu và linh kiện ô tô nhập khẩu, theo lộ trình và sẽ tiến tới mức thuế 0%.

Bộ Giao thông Vận tải góp ý, các quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô hiện nay gây chồng chéo về quản lý, tạo thêm rào cản cho doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước, nên cần rà soát, bãi bỏ.

"Việc loại bỏ quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu là điều cấp thiết, để phát triển ngành công nghiệp ô tô bền vững, hội nhập với thế giới", bộ Giao thông Vận tải nêu quan điểm.

Sau thời gian nhận góp ý từ các bộ, ngành, dự thảo Thông tư bỏ cách tính tỷ lệ nội địa hoá với linh kiện ô tô vẫn đang được Bộ Khoa học & Công nghệ nghiên cứu, hoàn thiện.

Chính phủ từng đặt mục tiêu tỷ lệ nội địa hoá các loại xe phổ thông là 30% vào 2005, và tăng lên 60% vào 2010. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hoá hiện này còn rất khiêm tốn, khoảng 10% với xe du lịch; 40-50% với ô tô tải và khoảng 55% với ô tô khách.

Ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hội Cơ khí cho hay, việc chấm dứt hiệu lực của Quyết định 28/2004/QĐ-BKHCN, Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN và Thông tư 05/2012/TT-BKHCN đều do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành trước đây là hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Điều này cũng gỡ cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam khỏi những quy định đã không còn phù hợp để chuyển sang giai đoạn phát triển mới, phù hợp với thực tiễn hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Để phát triển bền vững cần tăng cường nội địa hóa

    THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Để phát triển bền vững cần tăng cường nội địa hóa

    16:45, 26/11/2021

  • Thất bại của chiến lược nội địa hóa ngành ô tô Việt (Kỳ 2): Bài học gì cho Việt Nam?

    Thất bại của chiến lược nội địa hóa ngành ô tô Việt (Kỳ 2): Bài học gì cho Việt Nam?

    11:00, 24/01/2021

  • Thất bại của chiến lược nội địa hóa ngành ô tô Việt (Kỳ 1): Sự thật đắng lòng

    Thất bại của chiến lược nội địa hóa ngành ô tô Việt (Kỳ 1): Sự thật đắng lòng

    05:30, 22/01/2021

  • Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam: Chính sách nội địa hóa đang mất lợi thế

    Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam: Chính sách nội địa hóa đang mất lợi thế

    05:45, 08/05/2020

  • Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa ngành ôtô

    Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa ngành ôtô

    09:32, 21/11/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cần thay đổi cách tính tỷ lệ nội địa hoá linh kiện ôtô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO