Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa yêu cầu các TCTD tiếp tục triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế…,
>>>Vốn chưa dễ thông, tín dụng tăng trưởng còn khó
Theo nhiều chuyên gia, mục tiêu nói trên xem ra rất khó thành hiện thực, bởi cầu tín dụng của nền kinh tế vẫn chưa có nhiều cải thiện. Do đó, cần kích cầu tín dụng.
Trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã có nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Mặc dù tỷ giá chịu nhiều sức ép, song NHNN vẫn không tăng lãi suất. Không chỉ vậy, NHNN thường xuyên chỉ đạo các nhà băng tiết giảm chi phí để giảm lãi vay. Ngoài ra, NHNN cũng đề xuất kéo dài việc cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng gặp khó khăn cho đến hết năm 2024, thay vì sẽ kết thúc vào cuối tháng 6 này.
Bản thân các ngân hàng cũng nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng thông qua việc vẫn duy trì mặt bằng lãi suất cho vay ở mức thấp, cho dù mặt bằng lãi suất huy động đang có xu hướng tăng. Hiện mặt bằng lãi suất cho vay bình quân đối với các giao dịch phát sinh mới tại các ngân hàng chỉ 6,05%/năm, thấp hơn 1,04% so với cuối năm 2023.
>>>Tín dụng TP.HCM 4 tháng đầu 2024: Tăng trở lại như 2020, 2023
Mặc dù vậy, tín dụng vẫn tăng trưởng ì ạch chủ yếu do cầu tín dụng trong nền kinh tế đang rất yếu trong bối cảnh hoạt động sản xuất - kinh doanh vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Tính đến ngày 10/5, tín dụng mới tăng 1,95% so với cuối năm 2023.
Ghi nhận nỗ lực của NHNN, song giới chuyên gia tỏ ra băn khoăn về mục tiêu tăng trưởng tín dụng đến cuối quý II/2024. “Việc tăng trưởng tín dụng thêm 3 - 4% trong vòng chưa đầy 2 tháng là không hề đơn giản trong bối cảnh cầu tín dụng vẫn đang rất yếu như hiện nay”, một chuyên gia phân tích và dẫn chứng số liệu của NHNN, đến cuối quý I/2024, tín dụng tăng 1,34% nhưng đến ngày 10/5 mới chỉ nhích lên 1,95%, tức 40 ngày thì tín dụng mới tăng thêm khoảng 0,6%.
“Một bàn tay vỗ không thành tiếng”, vị chuyên gia này ví von và cho biết, những nỗ lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng hiện nay chỉ là ở phía cung, vấn đề là phía cầu tín dụng đang rất yếu.
Đồng quan điểm, TS. Lê Duy Bình – Giám đốc Economica cho biết, các giải pháp của ngành ngân hàng chỉ là một chìa khóa để mở cảnh cửa tín dụng. Còn chìa khóa thứ hai do chính các doanh nghiệp và người dân nắm giữ, đó là năng lực hấp thụ vốn, nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn của người dân, doanh nghiệp. Theo đó, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, rất cần sự chung tay của các bộ, ngành, địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh. Chỉ khi sản xuất phục hồi thì cầu tín dụng mới có thể tăng trở lại.
Có thể bạn quan tâm
“Quẹt thẻ thả ga, hoàn tiền bao la” cùng thẻ tín dụng Eximbank
15:56, 05/06/2024
Kích cầu người dùng mua sắm trả góp qua thẻ tín dụng
11:02, 04/06/2024
Tín dụng xanh: Xu hướng dòng tiền dẫn dắt nền kinh tế
16:05, 29/05/2024
Vì sao Ngân hàng Nhà nước muốn duy trì quản "room" tín dụng?
04:20, 27/05/2024
Mở thẻ tín dụng Sacombank JCB và thanh toán để được hoàn 600.000 đồng
11:17, 24/05/2024