Cần Thơ thiếu động lực “cất cánh”

Diendandoanhnghiep.vn Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn lực đầu tư cho hạ tầng liên kết liên vùng còn hạn chế… là những nguyên nhân trọng yếu khiến TP.Cần Thơ chậm phát triển so với kỳ vọng.

Trong quý 1/2020, chỉ số GRDP của TP.Cần Thơ tăng 4,07%, đây là mức tăng trưởng quý 1 thấp nhất trong 10 năm qua.

Sau khi thông luồng Quan Chánh Bố không bao lâu thì luồng bị bồi lắng khiến tàu trọng tải lớn không vào được sông Hậu. Ảnh: Phú Khởi

Sau khi thông luồng Quan Chánh Bố không bao lâu thì luồng bị bồi lắng khiến tàu trọng tải lớn không vào được sông Hậu. Ảnh: Phú Khởi

Chưa tạo được bước đột phá

Bí thư Thành ủy Cần Thơ Trần Quôc Trung cho biết, kết quả qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW cho thấy nhiều mục tiêu, định hướng lớn đã được TP. Cần Thơ triển khai thực hiện đạt kết quả quan trọng. Kinh tế thành phố tăng trưởng khá, giai đoạn 2006-2019 đạt bình quân 7,23%/năm, cao hơn mức trung bình cả nước; tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 88,3 triệu đồng, tăng 7 lần so với năm 2005. Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Thành phố phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, chất lượng thấp, đang là điểm nghẽn trong liên kết, phát triển vùng; nguồn lực đầu tư hạn chế; sản xuất nông nghiệp chưa theo hướng hiện đại… “Cần Thơ chưa thật sự là hạt nhân, là trung tâm, là động lực phát triển, có sức lan tỏa mạnh mẽ của vùng ĐBSCL”, ông Trần Quốc Trung chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 45-NQ/TW cho biết, trong Nghị quyết này có nhiều mục tiêu và cơ bản đã đạt được. Nhưng có một mục tiêu rất quan trọng là đến năm 2020, tức là năm nay Cần Thơ cơ bản trở thành thành phố công nghiệp, rõ ràng mục tiêu này chúng ta không đạt được.

Hiện nay, dịch vụ ở TP. Cần Thơ chiếm tỷ trọng lớn nhưng giá trị gia tăng thấp. Công nghiệp có quy mô nhỏ, giá trị không cao… Kết cấu hạ tầng của Cần Thơ so với 15 năm trước có nhiều tiến bộ nhưng so với nhu cầu đặt ra chưa đảm bảo, đặc biệt là hạ tầng giao thông, kết nối giao thông khu vực còn yếu kém.

Trong khi đó, các hạ tầng khác về y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, dù đã được một số kết quả tích cực, nhưng so với nhiệm vụ đặt ra vẫn chưa tương xứng…

“Điểm nghẽn lớn nhất của vùng là hạ tầng liên kết vùng yếu kém; đã giao nhiệm vụ cho Cần Thơ là trung tâm cho cả vùng mà việc đi lại, vận chuyển hàng hóa về vùng trung tâm chưa thuận lợi, chi phí logistics cao thì làm sao Cần Thơ hoàn thành vai trò trung tâm vùng?”, ông Bình trăn trở.

Cần làm gì để vượt lên chính mình?

Hạn chế lớn nhất hiện nay của Cần Thơ là môi trường kinh doanh chưa hấp dẫn so với các tỉnh khác ở vùng ĐBSCL, chỉ số PCI của Cần Thơ đứng hạng 11 (nhóm khá), trong khi đó các tỉnh khác trong vùng như Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long nằm trong nhóm có môi trường cạnh tranh tốt và rất tốt; tình hình thu hút vốn FDI của Cần Thơ chưa cao; cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực phục vụ cho thúc đẩy cách mạng 4.0 trên địa bàn còn hạn chế….

Trước thực trạng trên, TS. Huỳnh Văn Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế Xã hội TP.Cần Thơ, cho rằng để thể hiện rõ vai trò trung tâm động lực của vùng ĐBSCL trong thời gian tới, TP.Cần Thơ cần phối hợp chặt chẽ với Trung ương và các địa phương trong vùng trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, nhất là hạ tầng giao thông cần được đồng bộ, chú trọng những dự án mang tính đòn bẩy cho sự phát triển của TP.Cần Thơ và logistics của vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, Cần Thơ cần tiếp tục phát huy những kết quả tích cực về hợp tác quốc tế và liên kết vùng đã đạt được. Đặc biệt là vận dụng và triển khai hiệu quả Nghị định 103/2018/NĐ-CP quy định cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với TP.Cần Thơ để góp phần tạo ra động lực mới cho phát triển.
Theo TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thế mạnh của vùng ĐBSCL chính là nông nghiệp, Cần Thơ muốn trở thành trung tâm vùng thì phải vươn mình trở thành trung tâm chế biến, logistics của cả vùng.

“Cần Thơ không thể tách rời khỏi vùng ĐBSCL, đó là thế mạnh của Cần Thơ, chính vì vậy chúng ta mới gọi phát triển Cần Thơ thành đô thị trung tâm của cả vùng. Do vậy, phát triển Cần Thơ phải gắn chặt với phát triển cả vùng ĐBSCL, như vậy thành phố này mới thực sự trở thành trung tâm vùng”, TS. Đặng Kim Sơn nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần Thơ thiếu động lực “cất cánh” tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713402820 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713402820 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10